Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Văn minh Ấn Độ



 

Đền Taj Mahal

Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những nền văn minh cổ nhất thế giới.

Nền văn minh Ấn Độ thời cổ đại bao gồm cả vùng đất ở các nước như: Ấn Độ, Pakistan, Nêpan, Bangladesh ngày nay.

Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ

Điều kiện tự nhiên

Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán đảo bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở tây-bắc Ấn. Đông nam và tây nam Ấn Độ giáp Ấn Độ dương.

Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn.

Nền văn minh ở lưu vực sông Indus (3.000-1.800 Tr. C.N.) đã thấm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ.

Dân cư

Người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những người Đraviđa. Ngày nay những người Đraviđa chủ yếu cư trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ. Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có nhiều tộc người Aria tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn. Sau này, trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập Saudi, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá nhiều dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa phong phú đã tạo nên nền văn minh Ấn Độ

Các giai đoạn lịch sử chính



 

Bức vẽ trên vách đá cổ xưa

Nền văn minh cổ xưa trên lưu vực sông Ấn (3.000-1.800 TCN)

Các nhà khảo cổ đã tìm ra cái nôi đầu tiên của Ấn Độ tại lưu vực sông Ấn. Tại đây người ta tìm thấy những pho tượng một người đàn ông trong tư thế suy tưởng gợi đến môn phái yoga. Rất nhiều hiện vật được tìm thấy ở khu vực HarappaMohenjo có niên đại từ 3.000 dến 1.800 trước công nguyên. Những tìm tòi gần đây hé mở phần nào về sự lan tỏa của nền văn minh lưu vực sông Ấn rộng lớn về miền Bắc và miền Tây xa xôi cùng với cư dân lưu vực sông Ấn lại có quan hệ gần gũi với văn hóa Dravidia, từng phồn thịnh từ rất lâu ở miền Nam Ấn Độ trước khi người Aryan đặt chân đến.

Nền văn minh Vệ Đà (1.600-thế kỷ I TCN)



 

Bản đồ nền văn minh Vệ Đà

Ở vào khoảng thời gian 100 đến 1.600 TCN, một chi của dòng họ Aryan rộng lớn, thường được gọi là người Indo-Aryan, di cư đến Ấn Độ. Họ đêm theo cùng với họ là tiếng Phạn và một tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế các vị thần tượng trưng cho các thế lực của thiên nhiên như Indra, thần mưa và sấm, thần Agni (lừa) và Varuma, chúa tể của các sông biển và mùa màng. Những bài ngợi ca vị thần ấy được tập hợp lại thành bốn tập Kinh Vệ Đà. Lâu đời nhất là tập Rigveda (1.500-1.200 Tr. C.N.). Đặc điểm của Kinh Veda là hướng con người đến tư tưởng cao cả, văn phong đẹp đẽ và bước chuyển những nghi thức từ bên ngoài vào kinh nghiệm nội tại. Thời kỳ này chính là thời kỳ có thuyết nói rằng cùng với nó là sự ra đời Đức Phật



 

Bức tượng Đức Phật đứng đã được tìm thấy


Những tượng đồng ở triều đại Chola


Tháp chứa hài cốt Sanchi, xây dựng vào triều đại Mauyran


Khối đá khắc nguyên khối ở hang Ellora


Bức họa trên tường ở hang Ajanta


Bức tượng thần Shiva và vợ


Đồng tiền triều đại Gupta


Đồng tiền bạc 205-171 Tr. C.N.


Đồng tiền Vua của các vị vua 35-12 Tr. C.N.

Vào năm 326 TCN Alexandros người Macedonia vượt sông Indus và đánh thắng một trận quyết định và rút về. Cuộc xâm lăng của ông đã để lại dấu ấn của thế giới Hy Lạp, nâng văn hóa Ấn Độ lên một tầm cao mới.

Vào năm 320 TCN. Chandragup-ta Maurya (hoàng đế Maurya) thống nhất trở lại toàn bộ các bộ lạc rời rạc và thành lập chế độ tập quyền, kinh đô được đặt tại Pataliputra (bang Bihar ngày nay).

Đế chế Gupta

Thời kỳ hoàng kim của nền văn minh Ấn Độ thuộc vào thời kỳ đế chế Gupta. Thời kỳ này có nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa trồng trọt. Thời kỳ này nền văn minh Ấn độ đã để lại cho nhân loại một khối lượng các di sản khổng lồ.

Thành tựu chính của Văn minh Ấn Độ

Chữ viết, văn học

Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ hoạ.

Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.

Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là MahabharataRamayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ "bách khoa toàn thư" phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó.

Ramayana là một bộ sử thi dài 48 000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.

Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.

Nghệ thuật

Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo.

Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.

Các công trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII - XI. Tiêu biểu cho các công trình Hinđu giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng.

Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII.

Khoa học tự nhiên

Về Thiên văn, người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. ( Như vậy năm bình thường có 360 ngày ). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.

Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.) Họ đã tính được căn bậc 2căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác. Pi = 3,1416.

Về Vật lí, người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết "...trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó".

Y học cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là " Y học toát yếu" và " Luận khảo về trị liệu".

Tư tưởng, tôn giáo

Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo Jainđạo Xích.

Đạo Balamôn ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lí của tình trạng bất bình đẳng đó.

Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên chúa). Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế( bốn điều)

Đạo Jain-Kỳ Na cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN. Đạo này chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh.

Đạo Sikh- Xích xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo Xích có sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Tín đồ đạo Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjap.


Bottom of Form

Nền văn minh Hy Lạp

Địa điểm xuất phát phát triển của nền văn minh Hy Lạpđồng bằng
Thessalia (Θεσσαλία) màu mỡ, rộng lớn ở vùng bắc Hy Lạp cùng với các đồng bằng Attike (Αττική), Beotia (Βοιωτια) ở trung Hy Lạp và bán đảo
Peloponnese (Πελοπόννησος) ở phía nam Hy Lạp. Tại đây nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển rất sớm. Địa hình Hy Lạp có nhiều đồi núi xen kẽ, chia cắt các đồng bằng, tạo thành các tiểu vùng. Các bờ biển phía đông Hy Lạp là nơi tấp nập tàu thuyền.

Lãnh thổ nền văn minh Hy Lạp thời kỳ đầu bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển Aegaeum và vùng Tây Tiểu Á.

Địa lý Hy Lạp đa dạng kết hợp với khí hậu tốt, cận nhiệt đới, vào mùa đông ít tuyết. Khí hậu Hy Lạp mưa nhiều vào mùa đông sang mùa xuân rất thuận lợi cho trồng trọt.

Hy Lạp có nhiều khoáng sản như sắt (ở Sparte - Σπάρτη), đồng (ở đảo Kypros - Κύπρος), vàng (ở Thrace - Θράκη) và bạc (ở Attike - Αττική). Đó là điều kiện thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển khá sớm.

Những điều kiện địa lý, tự nhiên rất thuận lợi cho các ngành nghề như thương mại, thủ công nghiệp và một nền nông nghiệp tuy không giàu có nhưng đủ đảm bảo các nhu cầu của cư dân trong vùng.

Hy Lạp nằm ở vị trí thuận lợi, án ngữ trên con đường giao lưu của các dòng di cư trong lịch sủ cổ đại của các dòng người từ châu Phi lên, từ Trung Á sang, từ châu Âu xuống.

Cư dân Hy Lạp gọi vùng đất của mình là Acaios rồi Ddanaos, đến khi La Mã xuất hiện thì gọi là Henlat và người Hy Lạp được gọi là Hellen.

Tuy nền văn minh Hy Lạp xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập cổ đại nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều đóng góp giá trị.

Các thời kỳ của văn minh Hy Lạp

Văn minh Hy Lạp trải qua các thời kỳ phát triển rực rỡ, người ta chia làm hai thời kỳ lớn: thời kỳ Tiền Hy Lạp (kéo dài từ 3000 năm đến 1200 năm TCN) và thời kỳ Hy Lạp chính thống (từ thế kỷ 12 TCN đến thế kỷ 1 TCN).

Thời kỳ Tiền Hy Lạp (còn gọi là thời kỳ văn minh vùng biển Aegaeum) bao gồm ba giai đoạn:

  • Giai đoạn văn hóa đồ đồng, thiên niên kỷ 3, gần như còn rất ít dấu vết.
  • Giai đoạn văn minh Aegean (đảo Crete - Mycenae) (năm 2000 - 1600 TCN)
  • Giai đoạn văn minh Mycenaean (năm 1600 TCN - 1200 TCN).

Thời kỳ Hy Lạp chính thống được phân ra ba thời kỳ nhỏ:

Thời kỳ hậu Hy Lạp chính thống:

Những thành tựu của văn hóa Hy Lạp

Văn học Hy Lạp

Văn học cổ điển được viết dưới thời Hy Lạp cổ xưa từ thế kỷ thứ 4 và phát triển lên trong thời Đế chế Byzantine. Vào thời kỳ đầu, Hy lạp có 2 tác phẩm đồ sộ của Homer, IliadOdyssey. Một nhà thơ vĩ đại của thời kỳ này là Hesiodos (Ησίοδος). Ông có hai tác phẩm trường tồn là Works and Days (Έργα και ημέραι) và Theogonia (Θεογονία).

Chiếm vị trí quan trọng trong văn học Hy Lạp cổ đại phải kể đến thần thoại Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp khá phong phú và thể hiện trong đó cách giải thích của người Hy Lạp về tự nhiên, nguồn gốc loài người đồng thời nêu lên những kinh nghiệm của cuộc sống lao động và ước vọng của mình. Các nhân vật trong thần thoại từ vũ trụ, thần thánh tới các bậc anh hùng dũng sĩ. Từ khối hỗn mang (gọi là Chaos), xuất hiện nữ thần đất Gaia rồi thần ái tình Eros nhờ đó Chaos và Gaia lấy nhau sinh ra đêm tối, ánh sáng, sao trời, biển cả, núi non, sông ngòi, sấm chớp... Bàn tay khéo léo của Prometheus đã nặn ra loài người từ đất sét và lấy trộm lửa mang đến cho loài người. Dưới sự điều khiển của thần Zeus, vị thần tối cao của các thần ngự trị trên đỉnh Olympus quanh năm tuyết phủ đã can thiệp vào mọi lĩnh vực đời sống con người. Thần thánh vừa thể hiện sức mạnh của trần gian vừa thể hiện sự lao động sáng tạo của con người như: thần trồng nho Dionysus, nữ thần nông nghiệp Demetra, thần thợ rèn Hephaistos, nữ thần anh hùng Calios, nữ thần múa Ternexiso...

Nhiều bài thơ trữ tình cũng được sáng tác ở thời kỳ này là của Sappho (Σαπφώ) và Pindarus (Πίνδαρος). Những người Hy Lạp còn nổi tiếng với các tác phẩm kịch sân khấu và các trường ca bất hủ. Có khoảng 100 vở bi kịch được trình diễn trong suốt thời gian dài[1], về sau chỉ còn ba kịch gia được xem là tồn tại lâu hơn cả: Aeschylusσχύλος), Sophocles (Σοφοκλης) và Euripides (Ευριπίδης). Trên cơ sở truyện dân gian, ra đời truyền thuyết về thành Troy.

Giống như các vở bi kịch, thể loại kịch nói cũng được thể hiện trong các dịp trang trọng tại nhà hát Dionysus tại Athena, nhưng ở đây vở diễn bao hàm đầy đủ các yếu tố như tục tĩu, chửi bới và lăng nhục. Một tác phẩm kịch trường tồn của Aristophanes (΄Αριστοφανης) là một kho tàng của thể loại hài hước. Menanderus (Μένανδρος) là nhà văn đã đề xuất thể loại kịch Hy Lạp theo trào lưu mới.

Tác phẩm văn xuôi vĩ đại của thế kỷ thứ 4 là viết về triết học. Thời kỳ này xuất hiện rất nhiều triết gia Hy Lạp, nhưng có ba triết gia nổi tiếng: Socrates, PlatonAristotle. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, Platon là người hầu như không có đối thủ.

Sử học Hy Lạp

Hai trong rất nhiều nhà sử học của thời kỳ Hy Lạp cổ điển là Herodotus (ρόδοτος) và Thukydides (Θουκυδίδης). Nhà sử học thứ ba, Xenophon (Ξενοφν), viết Hellenica khi Thucydides kết thúc công việc vào năm 411 TCN và được tiếp tục công việc cho đến năm 362 TCN.

Vào thời kỳ Roma, Hy Lạp có các sử gia quan trọng sau thời Alexander Đại đếTimaeus, Polybius (Πολυβιος), Diodorus Siculus, Dionysius của Halicarnassus, Appian của Alexandria, Lucius Flavius ArrianusPlutarch. Thời kỳ của các tác phẩm sử học được họ viết từ thế kỷ thứ 4 TCN cho đến thế kỷ thứ 2.

Nghệ thuật

Kiến trúc Hy Lạp cổ đạiđiêu khắc của nền văn minh Hy Lạp phát triển rực rỡ và để lại dấu ấn sâu sắc hơn cả.

Những công trình điêu khắc Hy Lạp cổ thời gian đầu chịu ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật phương Đông. Nhưng nghệ thuật tạo hình và điêu khắc đạt đến đỉnh cao là ở thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ 5 đến thế kỷ 4 TCN). Nhiều công trình được sáng tạo bởi Polygnotus, Myron, Phidias. Tác phẩm Tượng thần Athena và Marsyas (tại Vườn Bách thảo của Copenhagen) được sáng tác bởi Myron.

Kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp cổ thường đi song hành bên nhau. Những giá trị lớn tập trung tại các công trình kiến trúc lớn, những bức tranh tường, những bức tượng lớn trong một đại sảnh là hình ảnh thường gặp ở Athena.

Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của Hy Lạp cổ đại đã có tác dụng kinh điển và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nền nghệ thuật của nhiều quốc gia từ cổ đại cho đến ngày nay.

Đồ gốm của Hy Lạp cổ đại có thể xem như những tác phẩm tuyệt đẹp và sức lan tỏa, thắm đượm tinh chất huyền thoại và thơ ca Hy Lạp cổ. Đồ gốm được sản xuất cho các công việc và sử dụng chúng hàng ngày mà không phải để trưng bày. Rất nhiều đồ gốm Hy Lạp cổ đại vẫn còn cho đến ngày nay, như các loại bình đựng rượu, bình đựng nước, các bình tế lễ, các loại bình có tay cầm, các loại chén bát.

Phong cách làm gốm của Hy Lạp cũng thay đổi theo các thời kỳ khác nhau, mỗi thời kỳ lại có những đặc sắc riêng, càng về sau càng tinh xảo và thẩm mỹ hơn.

Các bức tượng cổ Hy Lạp là cả một nền nghệ thuật mẫu mực, ảnh hưởng đến trường phái nhiều quốc gia châu Âu sau này, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách Roma cho đến thời kỳ Phục Hưng.

Kiến trúc Hy Lạp cổ là những công trình đồ sộ và nghệ thuật cho cả châu Âu sau này.

Triết học Hy Lạp cổ

Hy Lạp cổ đại là quê hương của triết học phương Tây, ở đây có cả hai trường phái triết học duy vậtduy tâm.

  • Đại diện cho trường phái duy vật là các nhà triết học nổi tiếng như: Thales, Heracleitus, Democritus...
  • Đại diện cho trường phái duy tâm là các nhà triết học: Platon, Aristotle...

Ẩm thực Hy Lạp cổ

Bức tranh ẩm thực Hy Lạp cổ đại phản ánh như là đặc tính tiết kiệm, chính là đặc trưng của vùng Địa Trung Hải, bởi vì nông nghiệp thực sự không thuận lợi cho khu vực này. Các món ăn truyền thống như, bánh mì, dầu ôliurượu.

Ngoài những thực phẩm chính trên, người Hy Lạp cổ đại còn các thực phẩm như: trái cây và các loại rau, thịt, sữa
, mật ong...

Những dụng cụ dùng để chế biến và sử dụng thức ăn hàng ngày cũng như cất giữ thục phẩm của người Hy Lạp cổ đại được xem là tuyệt đẹp và có tầm ảnh hưởng đến nghệ thuật châu Âu nhiều thế kỷ sau này và cho đến tận ngày nay.

Ẩm thực thường ngày của cư dân Hy Lạp cổ đại thường có các bữa như sau:

  • Điểm tâm (κρατισμός / akratismós) là bánh mì cùng với rượu, đôi khi có thêm trái sung và một ít quả ôliu.
  • Ăn nhẹ (ριστον / ariston)
  • Bữa chính (δεπνον / deĩpnon), là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, thường vào buổi tối, hay hoàng hôn.

Các hoạt động thể thao Hy Lạp cổ

Thể thao Olympia của Hy Lạp cổ đại thể hiện tinh thần thượng võ và tín ngưỡng của các thành phố Hy Lạp. Hình thức thể thao này được ra đời từ năm 776 TCN và kéo dài tới năm 393. Được tổ chức mỗi 4 năm tại Olympia, Hy Lạp, số môn tham gia thi đấu chính thức có lúc lên đến 292 bộ môn khác nhau.

Lịch sử xa xưa về các cuộc thi đấu Olympia của người Hy Lạp cổ đại bị phai mờ theo thời gian, tuy vậy nó vẫn sống lâu dài trong các câu chuyện truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp. Những cuộc thi đấu được diễn ra ở Olympia, một địa điểm thiêng liêng cho các thần Hy Lạp, trong quận Elis của vùng Tây Hy Lạp. Đền thờ ở Olympia có chứa một bức tượng của thần Zeus cao đến 12 mét bằng ngà voivàng do Phidias điêu khắc. Bức tượng này chính là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.

Thành tựu y học Hy Lạp cổ

Về y học, Hy Lạp cổ có một thiên tài lỗi lạc, đó là Hippocrates, một trong những danh y giỏi nhất của mọi thời và thường được xem là cha đẻ của y học. Sinh năm 460 TCN tại đảo Cos vùng biển Aegeum, Hippocrates là con trai một người làm thuốc, được cha truyền cho những kiến thức về y tế, sau đó tiếp tục học ở Athena và nhiều thành phố khác trong vùng. Ông hành nghề trên đảo Cos và nổi tiếng từ đó. Vào thời trước Hippocrates, người Hy Lạp rất mê tín dị đoan. Họ tin rằng bệnh tật do ma lực huyền bí gây nên và chỉ có thể được chữa khỏi nhờ các thầy phù thuỷ.

Hippocrates đã mở ra một kỷ nguyên mới cho y học, xem bệnh tật như một hiện tượng thiên nhiên, có thể chữa trị dựa vào quan sát lâm sàng tỉ mỉ cũng như căn cứ vào các triệu chứng của bênh. Cụ thể là ông nhìn nước da, quan sát mắt bệnh nhân, chú ý họ có bị sốt hoặc lạnh hay không.

Hippocrates cũng khuyến khích học trò làm việc hết sức mình vì lợi ích của bệnh nhân. Lời thề nổi tiếng mà các bác sĩ tuyên đọc trước khi ra trường trước đây, về sau được đặt tên là lời thề Hippocrates. Lời thề này chủ yếu nhấn mạnh, cấm bác sĩ giúp nữ bệnh nhân phá thai, trao thuốc độc theo yêu cầu, gợi ý của bệnh nhân, làm phẫu thuật không cần thiết. Ngoài ra, lời thề còn đòi hỏi bác sĩ tránh quan hệ tình dục với bệnh nhân, không tiết lộ những chuyện liên quan đến bệnh nhân.

Xã hội và lối sống của Hy Lạp cổ đại

  • Nô lệ dưới thời Hy Lạp cổ
  • Mại dâm dưới thời Hy Lạp cổ
  • Đồng tính nam dưới thời Hy Lạp cổ

Toán, lý học Hy Lạp cổ

Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng góp của họ tới nay vẫn còn giá trị như: Euclides, người đưa ra các tiên đề hình học và đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp; Pythagoras, người đã chứng minh định lí mang tên ông và ngay từ thế kỉ thứ 5 TCN đã đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu; Thales, người đã đưa ra định lí Thales; và, đặc biệt nhất, Archimedes, người đã đề ra nguyên lí đòn bẩy, chế ra gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực đẩy Archimedes).

Luật pháp và tổ chức nhà nước

Các quốc gia ở phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều về hệ thống pháp luật và cách tổ chức nhà nước từ Hy Lạp cổ đại.

Nhà nước ở Hy Lạp cổ đại hình thành trên cơ sở sự tan rã của xã hội thị tộc. Nhà nước dân chủ chủ nô ở Hy Lạp ngày càng được hoàn thiện qua những cải cách của Solon, CleisthenesPericles.

Về luật pháp, bộ luật cổ nhất của Hy Lạp là bộ luật Draco, bộ luật này có những hình phạt rất khắc nghiệt, có khi chỉ ăn cắp cũng bị xử tử. Sau này, nhờ những cải cách của Solon, Cleisthenes... luật pháp Hy Lạp ngày càng mang tính dân chủ hơn (nhưng cũng chỉ công dân tự do mới được hưởng, nô lệ thì không).

Văn minh lưu vực sông Ấn Độ

Văn minh lưu vực sông Ấn Độ, Văn minh sông Ấn hay Văn hóa sông Ấn, cũng còn được gọi là Văn hóa Harappa theo địa danh của một trong những nơi khai quật chính là một nền văn minh thời Cổ đại phát triển vào khoảng thời gian từ năm 2.800 trước Công Nguyên đến năm 1.800 trước Công Nguyên dọc theo sông Ấn nằm về phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ.

Một tên gọi khác của nền văn hóa này, nền văn minh Sindhu-Sarasvati, dựa trên thuyết cho rằng nền văn minh này là nền văn minh đã được nhắc đến trong văn học Veda.

Tổng quan

Chỉ đến năm 1922, khi các nhà khảo cổ học người Anh trên đường đi tìm dấu vết của Alexander Đại đế khám phá những phần còn lại của một nền văn hóa chưa được biết đến trong lãnh thổ của Pakistan ngày nay, nền văn hóa cổ phát triển cao này mới được biết đến. Nền văn minh này trải dài gần khắp lãnh thổ Pakistan ngày nay cũng như nhiều phần của Ấn ĐộAfganistan trên một diện tích là 1.250.000 km² và như thế so về diện tích lớn hơn Ai Cập cổ đạinền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia) cộng lại. Bên cạnh hai nền văn hóa này, nền văn minh sông Ấn là một trong ba nền văn minh lâu đời nhất của thế giới. Ngay từ thời đấy người ta đã biết đến quy hoạch đô thị, chữ viết và kiến trúc.

Cho đến nay có hơn 1.050 di chỉ đã được xác định, phần lớn dọc theo sông Ấn. Trên 140 thành phố và làng mạc đã được tìm thấy. Hai trung tâm đô thị lớn nhất là HarappaMohenjo-Daro, bên cạnh đó còn có nhiều thành phố lớn như Dholavira, Ganweriwala, LothalRakhigarhi. Trong thời kỳ nở rộ, nền văn hóa sông Ấn được phỏng đoán có trên 5 triệu dân cư. Nguồn tài liệu về văn hóa Harappa, trái ngược với 2 nền văn hóa tại Ai CậpLưỡng Hà, rất đáng tiếc là còn rất mỏng. Chỉ khoảng 10% làng mạc của họ là đã được khai quật, chữ viết chưa được giải mã và việc nền văn hóa này biến mất đột ngột từ khoảng 1.900 TCN cũng chưa được giải thích hoàn toàn.

Khám phá và khảo sát văn hóa sông Ấn

Mặc dầu thành phố Harappa đổ nát đã được biết đến từ lâu và được Charles Masson miêu tả lần đầu tiên vào năm 1844 trong quyển Narrative of Various Journeys in Balochistan, Afghanistan and The Panja của ông như là "một pháo đài xây bằng gạch nung từ đất sét đã bị phá hủy", tầm quan trọng của nó chỉ được nhận biết rất lâu sau đó. Năm 1857 trong lúc xây dựng đường tàu hỏa Đông Ấn từ Karatschi đến Lahore người Anh đã sử dụng gạch tìm thấy trên một cánh đồng đổ nát gần Harappa để củng cố con đường tàu hỏa này. Vì thế mà tình trạng các di chỉ còn lại ở Harappa xấu hơn rất nhiều so với ở Mohenjo-Daro. Mohenjo-Daro cũng được biết đến từ lâu nhưng ở đấy người ta chỉ quan tâm đến những phần còn lại của một tu viện Phật giáo từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên được xây dựng trên những đống đổ nát cũ. Trong năm 1912 J. Fleet tìm thấy trong vùng đất thuộc địa Anh ngày xưa nhiều con dấu với chữ viết chưa được biết đến, thu hút sự quan tâm của giới khoa học tại châu Âu. Tiếp theo đó, trong những năm 1921-1922 nhiều khai quật đã được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Sir John Marshall tại Harappa, Mohenjo-Daro và nhiều nơi khác. Nét giống nhau của hai thành phố được khai quật đã nhanh chóng cho thấy một nền văn hóa phát triển cao chưa được biết đến vừa được khám ra. Cho đến 1931 tại Mohenjo-Daro hơn 10 ha của thành phố đã được khai quật, sau đấy chỉ còn những khai quật nhỏ, trong đó là cuộc khai quật năm 1950 của Sir Mortimer Wheeler. Sau khi thuộc địa Anh được chia cắt năm 1947, khu vực dân cư của văn hóa Harappa được chia thành một phần thuộc Pakistan và một phần thuộc Ấn Độ. Sau đó, tại Pakistan, người Mỹ, người Pháp, người Anh và người Đức đã cùng với những nhà khảo cổ học người Pakistan tiếp tục công việc nghiên cứu trong khi tại Ấn Độ là ngành khảo cổ học Ấn. Đã và đang có nhiều ảnh hưởng lớn đến công cuộc nghiên cứu nền văn hóa song Ấn, bên cạnh những nhà khảo cổ học khác, là người Anh Aurel Stein, người Ấn Nani Gopal Majumdar và người Đức Michael Jansen.

Phát triển

Các dấu tích lâu đời nhất về hoạt động của con người trên lãnh thổ ngày nay của Pakistan bắt nguồn từ thời kỳ Đồ đá cũ có độ tuổi vào khoảng 500.000 năm. Vào khoảng 8.000 năm TCN việc chuyển đổi từ săn bắn và hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi đã hoàn tất tại đây, kèm theo đó là việc định cư. Nền văn minh sông Ấn phát triển từ nền văn hóa nông nghiệp lâu đời này, một nền văn hóa nông nghiệp cũng xuất hiện trên các đồi của vùng Belutschistan trong Pakistan ngày nay. Thành phố được khảo sát tốt nhất của thời gian này là Merhgarh, hình thành khoảng 6.500 TCN. Những người nông dân tại đấy trồng lúa mì và thuần hóa và cũng đã sử dụng đồ gốm từ 5.500 năm TCN. Thêm vào đó, từ khoảng 4.000 năm TCN, đậu, vừng, chà làbông vải đã được trồng và trâu nước, cho đến nay vẫn là động vật thiết yếu cho nông nghiệp Nam Á, được thuần phục. Vào khoảng 2.600 TCN các làng mạc nhỏ đột ngột biến đổi thành đô thị với hằng ngàn dân cư không còn chủ yếu là làm việc trong nông nghiệp nữa. Một nền văn hóa hình thành, tạo nên nhiều thành phố được xây dựng giống nhau trong phạm vi 1.000 km. Dường như việc xuất hiện những thành phố này là kết quả của một nổ lực có chủ định và có kế hoạch. Một vài thành phố được xây dựng lại hoàn toàn hay được xây dựng mới từ đầu có thể nhìn thấy thí dụ như tại Mohenjo Daro, nơi không tìm thấy dấu vết nào của một làng mạc trước đó. Việc xây dựng nhiều thành phố trong thung lũng sông Ấn giống nhau đến mức có thể nói là nền văn minh Harappa là nền văn minh đầu tiên đã phát triển quy hoạch đô thị. Những học giả trước đây chỉ có thể giải thích sự xuất hiện đột ngột này bằng yếu tố từ bên ngoài như bị xâm chiếm hay di dân. Thế nhưng nhận biết mới đây đã chứng minh rằng nền văn minh Harappa trong vùng này thật sự hình thành từ nền văn hóa nông nghiệp trước đó.

Dân cư và đô thị

Cho đến nay, thành phố lớn nhất được tìm thấy trong thung lũng sông Ấn là Mohenjo Daro, đồi của người chết, nằm trong tỉnh Sindh của Pakistan ngày nay, ngay cạnh sông Ấn. Cùng với những di chỉ khảo cổ quan trọng khác như Kot Diji, LothalHarappa, đặc điểm của Mohenjo Daro là chất lượng cao đồng nhất trong xây dựng thành phố, đặc biệt là trong hệ thống cung cấp nước và hệ thống nước thải. Các thành phố được xây dựng tương tự như một bàn cờ, giống thành phố New York ngày nay, chứng minh cho những hiểu biết tiến bộ trong khoa vệ sinhquy hoạch đô thị cũng như cho một chính phủ làm việc có hiệu quả.

Đặc trưng xây dựng lấy thí dụ tại Mohenjo Daro

Mohenjo-Daro là thành phố được khảo sát tốt nhất của văn hóa sông Ấn. Trong các thập niên 1920 và 1930, cơ quan khảo cổ Anh đã tổ chức khai quật rộng khắp tại đây và đào lộ thiên nhiều phần lớn của thành phố đã hoàn toàn bị chôn vùi trong bùn lầy của sông Ấn 4.500 năm trước đó. Thành phố được xây dựng trên một nền nhân tạo làm bằng gạch đất sét và bằng đất, hẳn là để bảo vệ chống lụt. Cạnh một vùng nằm cao hơn, rộng 200 m và dài 400 m, được xem là thành lũy, là một vùng được coi như là khu dân cư, nơi có nhiều nhà dân. Giữa 2 khu vực này là một khoảng trống rộng 200 m. Các con đường chính có nhiều ngang 10 m chạy xuyên qua thành phố theo hướng Bắc-Nam và đường nhỏ thẳng góc với đường lớn theo hướng Đông-Tây, từ đó hình thành các khu nhà cho người dân thành phố. Trong khu thành lũy mà mục đích vẫn chưa rõ có một bể nước được làm bằng một loại gạch đặc biệt nung từ đất sét, được khám phá trong năm 1925, có độ lớn vào khoảng 7 m x 12 m và có thể đi lên qua 2 cầu thang. Bể nước được bao bọc bởi một lối đi, có một giếng nước cung cấp riêng trong một phòng cạnh đó. Người ta vẫn chưa rõ đây là một bể nước để tắm rửa trong nghi lễ hay là một bể bơi công cộng. Cũng trên nền này là một căn nhà lớn làm từ gạch nung được xem như là kho trữ ngũ cốc mặc dầu chức năng này chưa được chứng minh.

Nhà cửa

Nhà dân trong các khu phố tại khu vực phía dưới được xây dựng rất hợp lý và được kết cấu từ gạch đất sét nung. Khoảng 50% nhà có diện tích từ 50 m² đến 100 m², cũng khoảng từng ấy nhà có diện tích giữa 100 m² và 150 m² và một số ít có diện tích lớn từ 210 m² đến 270 m². Thông thường chúng bao gồm một sân trước nối liền ra đường bằng một phòng ở phía trước, từ đấy có thể đi đến các căn phòng chính, được sắp xếp chung quanh sân. Sân này chính là nơi sinh hoạt hằng ngày. Trên các căn phòng thường có sân thượng, có cầu thang đi lên. Một căn nhà thông thường có nhà vệ sinh riêng, nằm nhìn ra đường phố và được kết nối với hệ thống thoát nước công cộng. Nhà có giếng riêng cung cấp nước. Mức độ cung cấp và thải nước rất cao, vài vùng của Pakistan và Ấn Độ ngày nay vẫn chưa đạt lại được mức độ này.

Khoa học

Các thành phố được kế hoạch hóa hoàn hảo và xây dựng có tính kỹ thuật là bằng chứng cho một mức độ phát triển cao của khoa học thời bấy giờ. Con người của nền văn hóa sông Ấn đạt đến một mức độ chính xác đáng kinh ngạc trong đo lường về chiều dài, khối lượng và thời gian. Người dân nền văn hóa sông Ấn có lẽ là những người đầu tiên phát triển và sử dụng các trọng lượng và kích thước thống nhất. Đo lường của họ hết sức chính xác. Đơn vị chiều dài nhỏ nhất được tìm thấy trên một thước đo làm bằng ngà voi tại Lothal tương ứng với khoảng 1,704 mm, là đơn vị nhỏ nhất trên một thước đo thuộc thời kỳ Đồ đồng đã từng được tìm thấy. Trọng lượng dựa trên đơn vị 0,05; 0,1; 1; 2; 5; 10; 20; 50; 100; 200 và 500, trong đó mỗi đơn vị nặng vào khoảng 28 gram. Hệ thống thập phân cũng đã được biết đến và sử dụng.

Được dùng làm vật liệu xây dựng lần đầu tiên trong lịch sử của loài người là gạch được nung với tỷ lệ kích thước toàn hảo 1:2:4 vẫn còn thông dụng cho đến ngày nay. Trong luyện kim, nhiều kỹ thuật mới cũng được phát triển, thợ thủ công của nền văn hóa Harappa đã sử dụng những kỹ thuật này trong lúc gia công đồng, đồng thau (bronze), chìthiếc.

Các khai quật được tìm thấy trong năm 2001 từ Merhgarh cho thấy ngay cả cơ bản về y họcnha khoa cũng được biết đến.

Nghệ thuật

So với các nền văn hóa tại Ai Cập và Lưỡng Hà, có rất ít tượng đá được tìm thấy tại lưu vực sông Ấn. Ngoài những vật khác, đầu cũng như tượng cừu đực ngự trên đế được tìm thấy, chứng tỏ mang ý nghĩa về tế lễ.

Ngược lại, người dân của nền văn hóa sông Ấn sản xuất nhiều loại nữ trang khác nhau. Vật liệu ban đầu bao gồm không những đá quý như carnelian, mã não, ngọc thạch anhlapis lazuli cũng như là vàng (ít hơn) và các loại đá khác. Vòng đeo tay, dây chuyền và đồ trang sức đeo trên đầu được sản xuất với kỷ năng thủ công cao độ, bao gồm mài, đánh bóng và những kỹ năng khác.

Bên cạnh đó nhiều tượng nhỏ làm từ đất sét được tìm thấy, thường là hình tượng phụ nữ mảnh khảnh, có lẽ là biểu tượng cho khả năng sinh sản và tượng thú vật được chế tạo rất chi tiết.

Vũ thuật, hội họa và âm nhạc cũng được coi trọng, như nhiều hình tượng bằng đồng thau (bronze) và đất sét biễu diễn các hoạt cảnh tương ứng chứng minh. Trên một con ấn, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy miêu tả của một dụng cụ giống như đàn thụ cầm (tiếng Anh: harp) và trên 2 vật được tìm thấy từ Lothal đã có thể xác định được là các miêu tả nhạc cụ giây.

Kinh tế

Khác với những phỏng đoán trong những năm 50 của thế kỷ 20 và khác với văn hóa tại Lưỡng Hà, tại lưu vực sông Ấn không có kinh tế đền thờ thống trị. Hơn thế nữa nền kinh tế lúc bấy giờ đa dạng và đặc biệt là dựa trên cơ sở một nền thương mại được ưu đãi bởi nhiều tiến bộ trong kỹ thuật vận tải. Các tiến bộ này không những bao gồm xe do bò kéo rất giống những loại xe này ngày nay tại Nam Á mà còn cả các loại tàu lớn nhỏ. Phần lớn những con tàu này được phỏng đoán là tàu buồm có đáy bằng như vẫn còn nhìn thấy trên sông Ấn ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã khám phá ra phần còn lại của một con kênh đào lớn và bến cảng gần Lothal tại bờ biển Ả Rập. Đường thủy chính là trụ cột của hạ tầng cơ sở vận tải thời đấy.

Đánh giá theo phân bố của đồ tạo tác (tiếng Anh: artefact) nền văn minh sông Ấn, mạng lưới thương mại bao phủ một diện tích rộng lớn, bao gồm nhiều phần đất của Afghanistan, vùng bờ biển của Iran ngày nay, Bắc và Trung Ấn Độ và vùng Lưỡng Hà. Đặc biệt là đã có trao đổi hàng hóa thường xuyên với người Sumer, không những bằng đường bộ (qua Iran ngày nay) mà còn bằng đường biển (qua Dilmun, ngày nay là Bahrain), đã được chứng minh bằng nhiều di chỉ và tài liệu tại Sumer. Thí dụ như trong ngôi mộ của nữ hoàng Puabi sống khoảng 2.500 năm trước Công Nguyên tại khu vực Lưỡng Hà đã có trang sức làm bằng carnelian từ lưu vực sông Ấn. Thêm vào đó, chữ khắc người Sumer, được phỏng đoán là nói về nền văn hóa sông Ấn, sử dụng tên Meluha, là manh mối duy nhất cho việc người tại lưu vực sông Ấn đã có thể tự gọi mình như thế nào. Dường như Mohenjo Daro là trung tâm của thương mại, nơi đã có thể nhận dạng một cấu trúc hành chánh và thương mại.

Việc phân chia lao động đã được tiến hành triệt để vào thời đấy. Khai quật dọc theo Ghaggra, một con sông ngày nay đã khô cạn nằm về phía Đông của sông Ấn, cho thấy mỗi một nơi định cư đã chuyên môn về một hay nhiều kỹ thuật sản xuất. Thí dụ như kim loại được chế biến trong một vài thành phố trong khi nhiều thành phố khác sản xuất bông vải.

Nông nghiệp

Cho đến nay kỹ thuật của những nhà nông thời đấy phần nhiều là vẫn chưa được biết đến vì chỉ có rất ít thông tin được lưu truyền lại. Điều thực tế là nền nông nghiệp của văn minh Harappa phải có sản lượng rất cao để nuôi sống hằng ngàn người dân trong thành phố không trực tiếp làm việc trong nông nghiệp. Cũng rõ ràng là thời đấy không trồng lúa, loại cây trồng vẫn còn chưa được biết đến, mà phần nhiều là lúa mì. Thuộc vào trong những thành tựu công nghệ đáng kể đã đạt được trước nền văn hóa sông Ấn tại khu vực này là cái cày do trâu kéo. Cũng không còn được hoài nghi là việc những người nông dân thời đấy đã sử dụng phù sa màu mỡ của sông Ấn, tương tự như những nông dân tại Ai Cập cho đến khi xây đập Nasser, thế nhưng phương pháp đơn giản này không đủ để nuôi sống thành phố lớn.

Dấu tích về đập nước hay kênh tưới không được tìm thấy cho đến nay; nếu như chúng đã tồn tại trong thời gian đó thì có lẽ là đã bị phá hủy trong lũ lụt thường hay xảy ra tại vùng này. Từ một thành phố vừa được khám phá tại Ấn Độ người ta biết rằng thời đấy nước mưa đã được thu thập lại trong các bể nước lớn được đục từ các tảng đá, cung cấp nước cho thành phố trong mùa khô.

Lúa mì, lúa mạch, đậu lăng, đậu tròncây lanh được trồng trong nền văn hóa Harappa. Gujarat thuộc vào khu vực chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Harappa nhưng vì không có sông lớn nên chỉ trồng trọt theo mùa mưa và vì thế có nhiều điểm khác nhau lớn trong kinh tế. Tại các di chỉ có niên đại muộn hơn của văn hóa Harappa như tại Rojdi và Kutasi, cây kê Ấn Độ (Panicum miliaceum) chiếm đa số. Lúa mì và lúa mạch chỉ có rất ít. Vì tìm được nhiều xương còn lại nên người ta cho rằng đã được nuôi như gia cầm từ thời gian cuối của nền văn hóa Harappa.

Tiếng nói và chữ viết

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chữ viết sông Ấn, hoàn toàn không có quan hệ với các chữ viết đã biết, cho đến nay vẫn chưa được dịch mã một cách chắc chắn. Các dòng chữ khắc đặc trưng thường không dài quá 4 hay 5 ký hiệu. Dòng chữ khắc dài nhất được tìm thấy bao gồm 26 ký hiệu.

Một vài học giả nghi ngờ rằng chữ viết sông Ấn không phải là một hệ thống chữ viết mà là một phương tiện hỗ trợ cho thương mại thời bấy giờ.

Tiếng nói của nền văn hóa sông Ấn cũng không được biết đến; một phỏng đoán cho rằng tiếng nói này là tiền thân của các thứ tiếng dravidian trong miền Nam Ấn Độ ngày nay. Thế nhưng từ đấy không thể tự động suy đoán là những người tạo nên nền văn hóa sông Ấn giống như những người nói tiếnng dravidian ngày nay vì tiếng nói, trái với một lượng dân cư lớn, có thể dịch chuyển rất nhanh.

Suy tàn

Người dân của nền văn minh sông Ấn đã sống hơn 700 năm trong giàu có và thịnh vượng, những người thợ thủ công của nền văn minh này đã hoàn thành nhiều sản phẩm có tính mỹ thuật và chất lượng cao. Nhưng cũng bất thình lình như khi xuất hiện, nền văn hóa này lại biến mất mà nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa rõ.

Dường như từ khoảng năm 2000 trước Công Nguyên xuất hiện nhiều vấn đề lớn. Người dân rời bỏ thành phố, những người còn lại bị thiếu ăn. Vào khoảng năm 1800 trước Công Nguyên phần lớn các thành phố đều đã bị bỏ hoang. Trong những thế kỷ sau đó, các tưởng nhớ và thành tựu của nền văn hóa sông Ấn – ngược với các nền văn hóa tại Ai Cập và Lưỡng Hà – biến mất hoàn toàn. Nền văn hóa Harappa không để lại những công trình xây dựng to lớn như các kim tự tháp ở Ai Cập hay như hằng loạt đền thờ ziggurat ở Lưỡng Hà, chứng minh cho sự tồn tại và để cho tưởng nhớ về họ sống mãi. Người ta có thể phỏng đoán rằng việc này là không có thể vì trong lưu vực sông Ấn có rất ít các loại đá thích hợp, mặc dù tại Lưỡng Hà tình trạng cũng tương tự. Cũng có thể là con người của nền văn hóa sông Ấn xa lạ với những dự án xây dựng công trình to lớn.

Mặc dầu vậy văn hóa sông Ấn không hoàn toàn biến mất. Sau khi nền văn hóa này sụp đổ, nhiều nền văn hóa địa phương đã xuất hiện, ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa sông Ấn. Một số người dân nền văn hóa sông Ấn dường như di dân về phía Đông, đến đồng bằng sông Hằng. Truyền thống đồ gốm cũng còn tồn tại một thời gian. Không phải là con người biến mất mà là nền văn minh: các thành phố, chữ viết và mạng lưới thương mại. Giả thuyết phổ biến đặc biệt là trong giữa thế kỷ vừa qua cho rằng sự sụp đổ của nền văn hóa sông Ấn có liên quan đến việc người du mục Arian (tiếng Anh: Aryan) xuất hiện tại thung lũng sông Ấn không còn có nhiều người ủng hộ trong thời gian hiện nay. Lý do về khí hậu dường như có khả năng hơn: đồng bằng sông Ấn có nhiều rừng và thú trong khoảng năm 2600 trước Công Nguyên, ẩm ướt và xanh hơn ngày nay. Vì thế mà người dân nền văn hóa sông Ấn đã có thể bổ sung nguồn lương thực trong thời gian hạn hán hay lũ lụt bằng cách săn bắn. Người ta biết rằng vào khoảng 1.800 năm trước Công Nguyên khí hậu trong lưu vực sông Ấn đã thay đổi, trở nên lạnh và khô hơn. Thế nhưng đơn độc mỗi yếu tố này thì có lẽ không phải là quyết định cho sự suy tàn của nền văn minh Harappa. Việc phần lớn hệ thống sông Ghaggra-Hakra đã khô cạn có thể chính là yếu tố quyết định, vì những nguyên nhân về kiến tạo mảng, nguồn nước của hệ thống sông này đã bị chuyển hướng về đồng bằng sông Hằng. Vì hệ thống sông Ghaggra-Hakra khô cạn nên một phần quan trọng của đất nông nghiệp phì nhiêu đã bị mất đi, điều mà có lẽ nền văn hóa sông Ấn đã không vượt qua được.

Các thuyết khác cho rằng sự suy tàn của nền văn minh sông Ấn có liên quan đến việc vương quốc người Sumer chấm dứt và các quan hệ buôn bán với vương quốc này đã không còn nữa hay xung đột quân sự và bệnh tật đã chấm dứt nền văn hóa này. Nguyên nhân quyết định cho sự suy vong vẫn chưa được giải thích rõ ràng.

Văn hóa phục hưng

Mô hình phát triển các hình thái kinh tế xã hội:

Xuất hiện đầu tiên ở Ý vào khoảng thế kỉ XIV, sau lan sang các nước tây Au khác trong thế kỉ XV-XVI: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan… gọi là phong trào phục hưng (Renaissance). Phục hưng không phải là một phong trào phục hồi văn hoá Hi-La mà thực tế, nó được nảy nở trong những điều kiện lịch sử mới: thời kì chủ nghĩa tư bản đang xuất hiện ở châu Au, thời kì giai cấp tư sản ra đời, thời kì có những cuộc phát kiến địa lí lớn cùng những phát minh khoa học quan trọng, "Phục hưng" xuất hiện đầu tiên trong "Truyện về các nhà hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc" của Vasari là tên gọi phong trào phục hưng.

  1. Nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử:
  • Sự xuất hiện quan hệ tư bản chủ nghĩa:

+ Văn hoá tây Au vào trung kì trung đại bị giáo hội Kitô lũng đoạn. Khoa học bị coi là đầy tớ của thần học. Quý tộc phong kiến không thiết tha với các hoạt động văn hoá nghệ thuật.

+ Thành thị ra đời, hoạt động kinh tế phát triển và tách dần khỏi nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc và tiến tới chi phối nền kinh tế hình thành giai cấp tư sản và quan hệ tư bản chủ nghĩa dần thay thế quan hệ phong kiến. Hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, lạc hậu thành trở ngại cho sự phát triển của quan hệ tư bản chủ nghĩa dẫn đến cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng giữa giai cấp tư sản và phong kiến để giành quyền thống trị: văn hoá, nghệ thuật, khoa học, giáo dục…

  • Khoa học có những bước tiến đáng kể:

+ Sự ra đời của kĩ thuật ấn loát Gutenbéc (Đức), nghề nấu thép (luyện kim), nghề đúc súng đạn (du nhập từ Trung Quốc), nghế làm giấy…

  • Các cuộc phát kiến địa lí: sự ra đời của chủ nghĩa thực dân

+ Bồ Đào Nha:

. Thành lập trường hàng hải, thiên văn, địa lí 1415 (hoàng tử Henri)

. Tiến hành nhiều cuộc thám hiểm dần dần tìm ra Ghinê (tây Phi), Công Gô, Nam Phi-mũi Hảo Vọng.

Vascô đơ Gama: đỉnh cao các cuộc thám hiểm Bồ Đào Nha.

1497 xuất phát từ Lixbon bị bão thổi tới Braxin sau đó đến Hảo Vọng và ra Ấn Độ Dương tới Môzămbich.

20-năm-1498 đến bờ biển Ấn Độ, họ phải chiến đấu rất ác liệt. Sau đó quay về Bồ Đào Nha 18-9-1499 với nhiều hàng hoá gấp 60 lần chi phí cho chuyến đi. Từ đó giữ độc quyền con đường đến Ấn Độ Dương trong gần 1 thế kỉ song song với tổ chức nhiều cuộc hàng hải mới. Năm 1517 đến Trung Quốc, 1542 đến Nhật Bản.

+ Tây Ban Nha;

Mục tiêu đi về phía tây (Bồ Đào Nha đi về phía nam) vì cho rằng giả thuyết của quả đất hình cầu.

. Critstốp Côlômbô: sinh giữa thế kỉ XV người Italia đến Bồ Đào Nha 1476 với tư cách là một nhà buôn. 1485 chuyển sang Tây Ban Nha vì không được quốc vương Bồ Đào Nha chấp nhận kế hoạch thám hiểm của ông. Nhà vua Tây Ban Nha đồng ý cho tổ chức cuộc thám hiểnsang phương đông, ông chịu 1/8 kinh phí và hưởng 1/10 số của cải thu được từ chuyến đi.

Ngày 3-9-1942 xuất phát từ cảng Palốtđi về phía tây, ngày 12-10 đến một hòn đảo thuộc châu Mĩ - quần đảo Bahama.

28-10-1492 đến Cuba thuộc quần đảo Bahama, đảo Haiti và tìm thấy nhiều vàng hơn các đảo khác.

4-1-1493 lân đường trở về đến ngày 15-3-1493 cấp cảng Palốt.

Vùng đất ông tìm ông cho là đông châu Á, chủ yếu thuộc Ấn Độ nên ông gọi thổ dân là người Ấn. Côlômbô được phong thượng tướng hải quân và tổng đốc Ấn Độ.

Tiếp sau đó là cuộc thám hiểm lần hai (1493-1496) Khám phá nhiều đảo khác: Puêtôricô, Jamaica…

Lần ba (1498-1500): Triniđát và lục địa Nam Mỹ và vẫn cho là một phần của lục địa châu Á.

Lần bốn (1502-1504): Hônđurát, Nicaragoa, Côtxtarica, Panama và vịnh Đarien và phát hiện rằng không có eo biển sang Ấn Độ dương.

Ông chán nản quay về Tây Ban Nha ngày bảy/10/1504 và 20/5/1506 ông chết trong cảnh nghèo đói mà chưa ai biết hết công lao của ông.

Sau Amerigô Vexpuxi (ý) bốn lần thám hiểm châu mỹ và ông cho rằng đó là lục địa mới đến năm 1520 tất cả các bản đồ thế giới đều sử dụng địa danh America để chỉ châu Mỹ.

+ Magienlăng:

Trước Magienlăng có Banboa vào năm 1513 xuyên qua châu mỹ và xuyên qua eo Panama. Từ trên một đỉnh núi, Banboa nhìn thấy Thái Bình Dương ông gọi là Nam Hải, nhưng bị nghi ngờ là phản vua Tây Ban Nha xử tử.

Magienlăng người Bồ Đào Nha bị ảnh hưởng bởi phát hiện của Banboa và cho rằng vòng qua cực nam châu Mỹ có thể vào được Thái Bình dương. Quốc vương Bồ Đào Nha không chấp thuận đến 1517 ông sang Tây Ban Nha và gia nhập "hội đồng Ấn Độ" và viết cuốn "Đông Ấn Độ phong thổ kí" (ông đã từng đến Ấn Độ khi ở Bồ Đào Nha)

Tổng cộng: 5 thuyền và 265/239 người rời Tây Ban Nha ngày 20/9/1519 đến đảo Cana và Braxin; 11/1519 đến nam Mỹ

28/11/1520 đến được Thái Bình Dương

16/3/1521 tới quần đảo Philippin

27/4/1521 Magienlăng bị chết do đụng độ với thổ dân .

Encanô lên thay tiếp tục đến Malaysia và Timor, đến sáu/9/1522 chỉ còn một thuyền và 18 người về đến Tây Ban Nha.

Chứng minh một cách thuyết phục nhất quả đất hình cầu và biến những gì mà hàng trăm thế hệ trước coi như giấc mơ thành hiện thực .

  • Hậu quả kinh tế:

Không chỉ đối với người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ý mà toàn châu Au, trên nhiều lĩnh vực

+ Mở rộng phạm vi buôn bán thế giới từ đó phát triển nhanh thương nghiệp và công nghiệp, tìm nhiều đường sang phương đông vốn trước kia phải theo trung gian là người Arập. Phạm vi tăng 5 lần. Từ đó tư bản châu Au có lĩnh vực địa bàn rộng lớn.

+ Số lượng hàng hoá trao đổi buôn bán phong phú: thuốc lá, Ca cao, cà phê, chè, lá, đường cát và nhiều hàng hoá khác.

Các thành phố của Italia sa sút dần, trái lại thành thị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đặc biệt là Hà Lan trở nên phồn vinh chưa từng thấy

+ "Cách mạng giá cả":

Tây Ban Nha chiếm được nhiều vàng từ cướp bóc và chiếm đoạt ở châu Mỹ. Vàng được tung ra mua hàng hoá khiến giá tăng cao.

Anh, Pháp, Đức giá tăng 2 - 2,5 lần.

Tây Ban Nha tăng 4 - 5 lần

Từ đó có lợi cho thương nhân và nhà sản xuất song nhân dân bị bần cùng hoá nhanh chóng.

Đã kích thích quá trình tích luỹ tư bản ban đầu thúc đẩy sự phát triển sản xuất

Những phát kiến địa lí về mặt khách quan là sự cống hiến rất quan trọng cho sự phát triển của khoa học. Nó đem lại nhiều kiến thức về địa lí, thiên văn, kĩ thuật và kinh nghiệm hàng hải mở ra phạm vi rộng lớn cho sự phát triển và nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau:ngôn ngữ học, địa chất học, sinh vật học, nhân chủng học.

Từ đó hình thành chủ nghĩa thực dân: tìm đất mới ở bắc, trung mỹ, Phi, Á và toàn châu Mỹ. Khai thác bằng mọi thủ đoạn tàn bạo tài nguyên, của cải, đàn áp các dân tộc thuộc địa.

Đế quốc thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

- Phong trào văn hoá phục Hưng diễn ra đầu tiên ở Italia vì:

+Từ thế kỉ XIV đã có những thành thị tự do, phát triển như những quốc gia riêng biệt như: Phirenxê, Vênêxia, Milano…quan hệ tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu giữ địa vị thống trị.

+ Là quê hương văn minh La Mã cổ đại, còn giữ được nhiều di sản văn hoá về nhiều mặt. Kinh tế phát triển có điều kiện làm sống lại văn hoá của mình.

+ Kinh tế phát triển làm xuất hiện tầng lớp giàu có, xây dựng nhiều lâu đài…

+ Có sự bảo trở của nhiều dòng họ đối với nhiều văn nghệ sĩ:

Mêđixi ở Phirenxê, Giônôlagơ ở Mantu, Etxê ở Fera, Aragôn ở Naplơ, và giáo hoàng có điều kiện tập trung lao đông sáng tạo.

IV. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN HOÁ PHỤC HƯNG.

  1. Văn học:

Gồm 3 thể loại: thơ, tiểu thuyết, kịch.

  1. THƠ:

*ĐANTÊ: (1265 - 1321) con của một luật sư.

Ông là người đi tiên phong trong phong trào văn hoá phục hưng, được xem là một nhân vật xuất chúng. Ông không chống tôn giáo nhưng căm ghét giáo hội và giáo hoàng xong mong muốn đất nước được thống nhất.

1300 ông được bầu làm chấp chính quan của Phirexê (đảng trắng) nhưng được hai tháng thì thất bại sau đó lưu vong ở nam Ý.

  • Tác phẩm:
  • + Cuộc đời mới: viết để tưởng nhớ người bạn gái thời thơ ấu là Bêatơrít (Beatrix)- tình yêu ông đã bỏ lỡ
  • Cuộc Đổi Mới:

Yêu Beatrix từ 9 tuổi nhưng sau nàng tưởng ông không yêu và lấy chồng, 9 năm sau gặp lại Beatrix tay cầm bông hồng cố che dấu sự lúng túng, Dante đứng ngây người tai ấn vào tim đau nhói. 1290 Beatrix qua đời ông làm bài thơ cuộc đổi mới.


 

  • Thần khúc-hài kịch thần thánh: La Devine Comedie. Viết trong 20 năm cuối đời chưa hoàn thành gồm 100 chương (gồm ba phần/33 chương và một chương lời tựa): địa ngục-tĩnh giới-thiên đường.
  • Thần khúc:

Lấy bối cảnh là thiên đường và địa ngục cộng với việc sử dụng những từ điển tích thần học cũ, đây là một bản trường ca kiểu cũ:

Dùng thủ pháp ẩn dụ tượng trưng để biểu hiện những đau khổ của xã hội hiện thực, bóc trần sự tham lam, hoang dâm của giáo hoàng, cha cố, viện trưởng nhà tu.

. Judas: địa ngục thứ 9

. Giáo hoàng (Boniface VIII, Clement V đều bị nhốt địa ngục thứ tám

. Vua anh minh: thiên đường

. Nội dung: Ông lạc rừng rậm, Viêcgin dẫn qua địa ngục gặp những kẻ phạm tội có cả những nhà văn giáo điều của giáo hội và cả giáo hoàng Banifaxio VIII đương thời. Qua tĩnh giới gặp những nhà văn sinh ra trước chúa chưa được rửa tội như Homer, Platon, Xocrat, Xedo cùng những nhân vật huyền sử như Hecto, Ođixê…được miêu tả là nơi trời yên biển lặng, không mưa gió, sương sa, nơi đối lập với đen tối khủng khiếp. Đến thiên đường, Viêcgin biến mất, Đantê được Beatrix dẫn đường đưa ông đi trong cõi thiên đường đầy hào quang.

Từ đó phê phán giáo hội và có một thái độ thiện ác rõ ràng .Nhưng ông chấp nhận Kitô giáo về triết lí nhưng thánh yếu tố trừu tượng nhất.

Đề cao tinh thần tự do-ý thức đó đã có những đặc trưng mới chống lại quan niệm hẹp hòi của giáo hội. Engel: là thi sĩ cuối cùng của trung đại và đầu tiên của thời đại mới.

*PÊTƠRACA:1304-1374- người Ý nhà thơ trữ tình.

Say mê các tác giả cổ điển, sưu tầm và giữ lại nhiều bản chép tay của các tác giả nổi tiếng cổ đại bị thất lạc, lập thư viện lớn. Là một giáo sĩ (từ Florence đến Avignon(pháp)).


 

"Tác phẩm:

+ trường thi "châu Phi"; giống Viêcgin trước đây ca ngợi những người chinh phục Cactagiơ.

  • Tập thơ ca ngợi tình yêu tặng nàng Lôra-người ông yêu suốt đời và trở thành bất tử trong thơ của ông- mẫu mực thơ trữ tình Ý.
  • Candonie (cuốn sách của những bài ca).

Đế cao chủ nghĩa nhân văn, quyền sống, khát khao tự do của cá nhân con người, chống lễ giáo hà khắc, khổ hạnh của Cơ đốc giáo

+Là người đặt ra loại thơ trữ tình 14 câu, chia hai phần 8+6 câu, mỗi phần có phần riêng biệt.

b.TIỂU THUYẾT:

Bôcaxiô (1313-1375) học trò của pêtơraca.

Giovanni Boccassio: sinh ra trong một gia đình thương nhân

+ Các tác phẩm tiêu biểu:

. Philotras (tập thơ)

. Trường Cannes Téseis (Têdeit)

. Ao ảnh tình yêu

. Truyện thơ Phiesolano.

. Tập truyện Phiametta (mối tình tuyệt vọng của Phi- với Panphilo

Cùng Đantê và Pêtơraca gọi chung là "ba tác giả lỗi lạc"

Ông cũng yêu thích các tác giả cổ điển và sưu tầm những tác phẩm thất lạc. Từng dạy học Phirenxê.

  • Tác phẩm tiêu biểu: "Mười ngày" (Decameron) viết bằng ý. Ghi lại câu chuyện của 10 thanh niên (3 nam, 7 nữ) lánh dịch hạch năm 1348. Lối kể phóng khoáng, nhẹ nhàng, châm biếm dí dỏm về thần thoại phương đông và nhiều nhất là đương đại: những ông chồng "mọc sừng", vợ ngoại tình khéo léo, nhà buôn xão quyệt, những thanh niên phóng đãng, nhà tu tham dục…

    Chế giễu sụ mộ đạo giả dối, những kì tích quái đản của nhà thờ, chế giễu giáo hoàng và tăng lữ.

    Là người thấu đạt thần khúc của Đantê.

    *Eraxmut (1466-1536) người Hà Lan, ông hoàng của chủ nghĩa nhân văn.chỉ trích những "xưởng kiến trúc"giả dối do nền giáo dục nhà thờ đề ra

    _Dubaiph:"hoa hồng"

    "Này cô thiếu nữ xinh tươi

    Hoa hồng đang độ đẹp thời hái đi

    Kẻo rồi sẽ có một khi

    Tuổi thanh xuân hết hoa kia sẽ tàn

    • Công trình:

    + xuất bản bộ tân ước bằng tiếng Hilạp

    + Sách dạy sinh viên tiếng Latinh.

    +"Tán dương sự điên rồ"- tác phẩm trào phúng, công kích giới tăng lữ nhất là giáo hoàng dựa vào sự ngu xuẩn của loài người mà hoành hành. Chế giễu tăng lữ, bàn cãi những v6n1 đề rỗng tuếch để dạy đời nhưng bản chất là ngu xuẩn, tham lam, truỵ lcnăm. Chỉ trong vài tháng, xuất bản bảy lần và dịch ra nhiều thứ tiếng châu Au.

    • Rabơle (abelais)1494-1553 người Pháp.

    Lúc còn nhỏ đi tu, sau ra khỏi tu viện học y và khoa học tự nhiên đã từng làm thầy thuốc, văn học, luật, kiến trúc…

    • Tác phẩm: Cuộc sống đáng chán của người khổng lồ Gacgăngchuya và người con Păngtagryen- tác phẩm hài hước bất hủ.


     

    • Nội dung: Phê phán xã hội phong kiến sâu sắc từ vương công thô tục đến quan toà làm tiền, chế giễu tăng lữ dốt nát và những hủ tục mê tín do họ bày ra song tin tưởng vào những tính tốt của con người và sung sướng nếu được tự do hoạt động. "Hãy làm những điều bạn muốn"- ông là học giả vĩ đại nhất trong phonf trào phục hưng Pháp.

    *Secvăngtet (Cesvantes_: 1547-1616) người Tây Ban Nha

    Là nhà văn lớn và là người đặt nền móng cho nền văn hoá mới của Tây Ban Nha.

    Tác phẩm tiêu biểu: Đông KiSốt (Don Quichotte)

    Kixana: Don Qiuchotte xứ Măng xơ

    Ngựa Rosinante

    Nàng Dulcinea

    Xangxô (Sanchô)

    Dầu óc thực tế Sancho làm cho Don Quichotte tỉnh ngộ và ước mơ chân chính của Don Qiuchotte làm Sancho khỏi vị kỉ tính toán "kẻ nào ăn miếng bánh…"


    •  

    Là bức tranh trân thực rõ ràng về xã hội Tây Ban Nha thế kỉ XVI đồng thời châm biếm toàn bộ xã hội phong kiến

    Thể hiện tính nhân văn khi miêu tả Xăngxô thông mionh lanh lợi chí công vô tư đằng sau vẻ bề ngoài ngây ngô.

    + Cuộc du ngoại trên đỉnh núi Păcnaxơ (đánh giá một số nhà văn đương thời)

    c.KỊCH:

    William Shakespear (1564-1616) tiêu biểu kịch phục hưng và văn hoá Anh. William Shakespear: con một thương gia và sinh ngày 23/04/1564

    • 21 tuổi lên LonDon giữ ngựa nhắc vở diễn viên
    • 30 tuổi gặp và nhập đoàn kịch của bá tước Southamton mất vào ngày sinh
    • Ba giai đoạn:

    + Trước 1600: lạc quan, tươi sáng , lãng mạn tâm hồn trẻ trung yêu đời chủ yếu là hài kịch

    + giai đoạn hai: Bi kịch, tâm trạng giằng xé, đau đớn trước hiện trạng thực tế

    + 1609 - 1612 phản ánh sự hoà giải giữa ông với thực tại xã hội

    . Câu chuyện mùa đông

    .Cơn bão.

    • Ông kế thừa truyền thống kịch Anh và tinh hoa kịch Hi Lạp La Mã cổ đại đưa nghệ thuật kịch lên đỉnh cao
    • Tác phẩm: gồm 36 vở có bi kịch và hài kịch và kcịh lịch sử
    • Tiêu biểu:

    . Hài: đêm thứ 12, theo đuởi tình yêu vô hiệu, giấc mộng đêm hè, chàng thương gia thành Vơnidơ

    . Bi kịch:Macbét,Hămlét, Otenlô, Rômeô-Juliet…

    . Lịch sử: RisaII, RisaIII, Henri IV…

    Đề cập đến tất cả các tầng lớp trong xã hội, Cannes ngợi tình yêu chung thuỷ, tính cương trực, lạc quan, trí thông minh song kết tội thái độ thù địch phong kiến, những cuộc đổ máu vì lòng ích kỉ, âm mưu phản trắc, phê phán và lột trần bản chất đồng tiền ngay khi nó tác oai tác quái. Cannes ngợi tinh thần nhân văn chủ nghĩa.

  1. Nghệ Thuật:

gồm hội hoạ, điêu khắc và kiến trúc. Xuất phát đầu tiên ở Ý

*Đặc điểm chính:

  • Hội hoạ, điêu khắc tách khỏi kiến trúc, không còn lệ thuốc và không còn là một phần của kiến trúc như trước.
  • Hội hoạ, điêu khắc chú ý đến biểu hiện cá tính và nội tâm khác thời kì trước, bớt đi tính tôn giáo và thêm nhiều tính thế tục. Ngoài đế tà lấy trong kinh thánh Kitô giáo còn chú ý tới các thánh thần ngoại đạo và con người trần tục nên nội dung hoàn toàn hiện thực
  • Có số lượng đông đảo các nghệ sĩ hơn là thi sĩ, văn sĩ.
  • Điêu khắc có thể sánh với thời vàng son của Hi lạp cổ đại
  • Kiến trúc phản ánh sự phục hồi cổ điển, thay đổi từ kiến trúc Gôtích sang Roma, dùng nhiều đường ngang và cấu trúc cân đối. Các dinh thự và biệt thự được xây dựng lộng lẫy phản ánh sự giàu có và có tính cách duy vật phục hưng.
  • Phương pháp thể hiện: Kế thừa các nghệ sĩ cổ điển nhưng tìm cách diễn tả mới. Nghệ thuật không phải là sự biến đổi phương tiện diễn tả thông thường mà là thành một công cụ nghệ thuật phi thường.
  • Các nghệ sĩ tiêu biểu

+ Giôttô: (1266-1337): "người mang hội hoạ và ánh sáng"

. cuộc gặp gỡ tại Kim Môn

. Phản bội chúa

+ Masaccio (1401-1428) phát hiện ra quy luật viễn cận

. Ađam-Eva bị đuởi

. Tiền quyên góp

+ Botticenlli (1444-1510)

. Sự ra đời của thần Venus

. Mùa Xuân

+ Leona Da Vinci (1452-1519)

. Bữa tiệc cuối cùng, người bay

. Giôcông (La Joconde)


 

. Đức mẹ đồng trinh trong hang đá

+Michel Angenlo (1475-1564)

. Sáng tạo thế giới

. Cuộc phán xét cuối cùng


Thánh Bartholomew lột da Michel

. Đavid, đêm, người nô lệ bị trói (điêu khắc)

+ Raphael (1483-1520)

.Madona

. Khải hoàn

. Trường Athens




MADONNA DEL GRANDUCA

+ Massyss (bà già kì cục)

+Le Titan (1485-1576)

+ Durer: Đức

Lễ Mân Côi



Tử vì đạo

  • Am Nhạc:

Có những bước tiến lớn, thoát khỏi khuôn khổ nhạc đệm những bài hát trong nhà thờ. Sử dụng thành thạo những nhạc cụ, dàn nhạc 3-4 bè. Dùng âm nhạc thể hiện tình cảm riêng tư và tư tưởng. Canvanh sáng tác nhiều bài Cannes mới bằng ngôn ngữ dân gian để đưa vào lễ.

  1. Khoa học tự nhiên và triết học:

* Khoa học tự nhiên thường gắn với tôn giáovì tôn giáo kinh viện đã làm tê liệt tìm tòi, nghiên cứu kinh nghiệm, ngăn trở mọi tiến bộ của khoa học. Khoa học muốn phát triển phải đấu tranh với tôn giáo kinh viện và kẻ bảo vệ nó là giáo hội.

  • Những thành quả của khoa học đã phá huỷ thần học. Giáo hội coi khoa học và các nhà khoa học là kẻ thù không đội trời chung.
  • Côpecnic: 1473-1543.

Đối lập vời thuyết địa tâm của Ptôlêmê. Ông chỉ rõ trái đất quay quanh mặt trời như những hành tinh khác. Thể tích trái đất nhỏ hơn mặt trời nhiều lần. Vũ trụ là vật chất vô tận tự nó vận động theo những quy luật về bản thân nó.

+ Tác phẩm bàn về sự vận hành của các thiên thể, ông chỉ công bố vài ngày trước khi chết. Sau đó bị giáo hội cấm.

  • Brunô: người Ý (1548-1600).

Là nhà thiên văn, nhà triết học. Phát triển tiếp theo của Côpecnic: Mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà là của thái dương hệ chúng ta, có nhiều thái dương hệ trong vũ trụ. Vật chất luôn vận động biến đổi và tốn tại vĩnh viễn.

Ông bị giáo hội giam bảy năm sau đó bị xử hoả hình: "kết án tôi như thế chính là vì các người hoảng sợ hơn nhiều việc tôi lên giàn lửa"

  • Galilê: 1564-1642 người Ý

Chế tạo ra ống nhòm để quan sát bầu trời-kính viễn vọng (30 lần)

  • Tác phẩm: sứ giả của không gian: chỉ ra rằng mặt trăng cũng là một hành tinh giống quả đất- định luật rơi thẳng đứng, dao động của các vật thể, nghiên cứu về thiên hà, cấu tạo sao chổi. Là người đầu tiên mở đầu ngành khoa học thực nghiệmvà môn cơ học.
  • Ông bị giáo hội hạ nhục và bắt phải công khai bác bỏ học thuyết của mình và phải "sám hối" mới được tha.
  • Ngoài ra có sự xuất hiện kĩ thuật in Gutenbec, làm giấy, súng, hoả pháo chiếm giữ vai trò hiệp sĩ
  • La bàn, nam châm, và các bản đồ thế giới.

*Triết học

Do sự phát triển mạnh của khoa học và những mầm mống của chủ nghĩa tư bản và khuynh hướng tách các khoc học cụ thể ra khỏi triết học. Chủ nghĩa kinh viện tan rã, chủ nghĩa duy vật phát triển dưới nhiều hình thức phản ánh thế giới quan của giai cấp tư sản mới hình thành và chủ trương giải phóng con người ra khỏi sự lệ thuộc vào giáo hội

+ Lorexơ Vanla (1407-1457) người đầu tiên phê phán một cách khoa học những bài văn cổ tôn giáo song song phủ nhận chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo.

+ Leonadro De Vanci: Mọi hình tượng tự nhiên đều tồn tại tự nó và phục tùng quy luật khách quan. Quy luật khách quan là vĩnh viễn trong những hiện tượng tự nhiên. Khẳng định sự chuyễn hướng từ vận động này sang dạng khác: mọi vật sinh ra mất đi và tái sinh trong trãng thái khác.

+ Brunô: Bị coi là kẻ thù của tôn giáo và triết học kinh viện, là nhà triết học duy vật, vô thần: Thế giới vật chất chỉ có một, nó là vật chất vĩnh viễn vô tận và thực tế vật chất là cơ sở của mọi hiện tượng tự nhiên. Biện chứng, sự phù hợp giữa các mặt đới lập trong một sự vật và hiện tượng.

+Bacon: (1561-1626) người Anh

Công kích tôn giáo học kinh viện, phê phán chủ nghĩa duy tâm Xôcrat và Platông song song đề cao triết học duy vật Đêmôcrit

Triết học Phục hưng còn nhiều hạn chế: chưa xây dựng được quan điểm riêng, phương pháp riêng mà chỉ phát triển quan điểm và sử dụng tư tưởng của các nhà triết học trước đó cùng phương pháp của các nhà khoa học tự nhiên đương thời nên còn máy móc siêu hình.

  1. Nội Dung Tư Tưởng Và Y Nghĩa Phong Trào Văn Hoá Phục Hưng
  • Tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa nhân văn:

Chú trọng đến con người, chú ý đến cuộc sống hiện tại, chủ trương cho con người được tự do hưởng thú vui trong cuộc sống đối La Mã;ập với quan niệm của giáo hội. Nội dung tư tưởng ấy thể hiện:

  • Lên án sự tàn bạo, đả kích châm biếm sự dốt nát giả nhân giả nghĩa của các giáo sĩ và giai cấp quý tộc phong kiến.
  • Chống lại quan niện của giáo hội về con người và cuộc sống trần gian
  • Chống những quan điểm phản động, phản khoa học và chủ nghĩa duy tâm triết học kinh viện
  • Đề cao tinh thần dân tộc, tình yêu đối với tổ quốc, thống nhất quốc gia.
  • Cảnh báo về sự lũng đoạn của đồng tiền đối với đạo đức xã hội.
  • Ý nghĩa:
  • Đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời phong kiến và giáo hội thiên chúa, giải phóng tư tưởng tình cảm của con người khỏi trói buộc của giáo hội, chủ nghĩa nhân văn ngày càng giữ vai tró chi phối.
  • Là bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh phương tây với những công trình tác phẩm bất hủ làm phong phú kho tàng văn minh nhân loại, là chuẩn mực để thế hệ sau noi theo. Nhiều quy luật (hội hoạ), quan điểm mới, phát minh đặt nền móng cho nhiều chuyên ngành sau này. Đặt cơ sở cho văn minh tây Au những thế kỉ sau.