Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Các thông số của tình hình tội phạm

CÁC THÔNG SỐ CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

Ý nghĩa: phản ánh mức độ tồn tại, tính phổ biến của THTP

    đánh giá tính nguy hiểm của THTP

    đánh giá hoạt động phòng chống TP

    cơ sở hoạch định biện pháp phòng ngừa TP

Thông số

Khái niệm

Nội dung

Ý nghĩa nghiên cứu

Thực trạng THTP

Là thông số phản ánh tổng số TP, tổng số ng PT trong 1 ko gian, 1 time xác định

Gồm:

_ Mô tả THTP trên thực tế

_ Là cơ sở để phòng ngừa các TP phổ biến

_ Là căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động phòng ngừa TP.

_ Ngoài ra:

  • PP1 còn có ý nghĩa:

+ Việc tăng cường tỉ lệ TP rõ, giảm tỉ lệ TP ẩn là góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống TP

+ Hoạt động phòng chống TP cần có sự đánh giá TP ẩn ở 3 cấp độ.        

  • PP2 còn có ý nghĩa:

+ Đánh giá khái quát THTP trên 1 địa bàn trong 1 time nhất định

    + So sánh THTP ở những địa phương ≠ nhau.

TP rõ

_ TP đã xảy ra, đã được phát hiện và xử lý, thống kê bởi CQ chức năng

TP ẩn

_ Là phần còn lại trong thực trạng THTP: TP chưa bị phát hiện hoặc chưa bị xử lý hoặc chưa được thống kê:

  • TP chưa bị phát hiện à
    Ẩn tự nhiên: CQ chức năng không có thông tin về TP
  • TP đã bị phát hiện nhưng chưa bị xử lý à
    Ẩn nhân tạo: CQ chức năng che dấu, ko xử lý TP
    à Ẩn nhân tạo được che dấu bởi 1 ẩn tự nhiên khác.
  • TP đã bị phát hiện, đã bị xử lý nhưng chưa được thống kê àẨn thống kê

_ TP rõ và TP ẩn cùng tồn tại trong thực trạng THTP, có tỉ lệ nghịch với nhau à PP xác định thực trạng THTP qua tỉ lệ TP rõ - ẩn (PP1)

_ Ngoài ra, thực trạng THTP còn có thể xác định qua hệ số thể hiện số vụ PT trên một lượng dân cư nhất định đã đến tuổi chịu TNHS (PP2)

Cơ cấu THTP

_ Là thành phẩn, tỉ trọng và sự tương quan giữa các TP, loại TP trong chỉnh thể THTP

_ Biểu thị bằng chỉ số tương đối phản ánh mối tương quan giữa các TP, các loại TP trong THTP.

_ BLHS thường được dùng là căn cứ, tiêu chí để xđ cơ cấu THTP, cụ thể:

  • Căn cứ vào tính nghiêm trọng của TP: cơ cấu THTP xác định theo tỉ trọng tội ít nghiêm trọng, tội NT, tội rất NT, tội đặc biệt NT.
  • Căn cứ vào các TP cụ thể, các nhóm TP được quy định trong BLHS: cơ cấu THTP xác định theo tỉ trọng của từng TP cụ thể hoặc nhóm TP trong tổng THTP.
  • Căn cứ quy định về tái phạm: cơ cấu THTP xác định theo tỉ trọng phạm tội tái phạm và phạm tội lần đầu.
  • Căn cứ giới tính ng PT: cơ cấu THTP xác định theo tỉ trọng ngPT là nữ, ngPT là nam.
  • Căn cứ độ tuổi ngPT: cơ cấu THTP xác định theo tỉ trọng ngPT ở những nhóm tuổi khác nhau.
  • Căn cứ tính có tổ chức của TP: cơ cấu THTP xác định theo tỉ trọng các TP có tổ chức trong tổng THTP nói chung.

_ Ngoài ra, cơ cấu THTP có thể xác định theo căn cứ trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, tình trạng thất nghiệp.

_ Vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ, tính chất nguy hiểm của THTP.

_ Là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động phòng ngừa TP.

_ Biểu hiện quy luật tồn tại, phát triển của TP

_ Biểu hiện các TP nguy hiểm nhất, phổ biến nhất trong THTP

_ Là cơ sở hoạch định kế hoạch phòng chống TP.

Động thái THTP

_ Là sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu THTP trong 1 ko gian, 1 time xác định.

_ Xđ bằng tỉ lệ tăng giảm thực trạng, cơ cấu so với thời điểm chọn làm mốc

_ Động thái về thực trạng: sự thay đổi về số lượng TP, số ngPT tại 1 địa bàn, 1 time xác định so với thời điểm mốc.

_ Động thái về cơ cấu: sự thay đổi về thành phần, tỉ trọng các TP, nhóm tội trong tổng THTP tại 1 địa bàn, 1 time xác định so với thời điểm mốc.

_ Nguyên nhân của sự thay đổi thực trạng, cơ cấu:

+Sự thay đổi của XH

+Sự thay đổi của PL

_ Quan trọng trong việc theo dõi sự thay đổi THTP

_ Xác định nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thực trạng, cơ cấu để có những biện pháp đấu tranh với TP trong hiện tại và phòng ngừa TP tương lai.

_ Là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống TP.

Thiệt hại của THTP

Là toàn bộ những thiệt hại mà THTP gây ra cho XH.

Gồm:

_ thiệt hại vật chất: thể chất, tính mạng, sức khỏe, tài sản …

_ thiệt hại phi vật chất: văn hóa, môi trường…

_ Phản ánh tính chất THTP, mức độ nguy hiểm, tính nghiêm trọng của THTP

_ Là căn cứ hoạch định kế hoạch phòng chống TP

_ Căn cứ đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng ngừa TP

Phương pháp nghiên cứu tội phạm học

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỘI PHẠM HỌC

Là hệ thống các cách thức, biện pháp nghiên cứu được sử dụng để thu thập, phân tích và xử lý thông tin

về những vấn đề mà Tội phạm học nghiên cứu

Phương pháp 

Đặc điểm

Nhiệm vụ

Yêu cầu

Đánh giá 

Ưu điểm

Khuyết điểm

Thống kê

_ Thu thập thông tin bằng kỹ thuật thống kê

_ Bởi các cơ quan tư pháp hoặc bởi các nhà nghiên cứu

_ Các bước:

  • Thu thập số liệu
  • Phân loại số liệu
  • Phân tích, đánh giá 

_ Mô tả tình hình tội phạm bằng con số thống kê

_ Giải thích tình hình tội phạm

_ Dự báo tội phạm

_ Đánh giá hiệu quả phòng ngừa TP và tổ chức hoạt động phòng ngừa TP

_ Các số liệu phải tiêu biểu cho đối tượng cần nghiên cứu.

_ Việc thống kê chính xác một cách tương đối

_ Có sự phân tích, đánh giá khách quan và khoa học từ phía chủ thể tiến hành.

_ Định lượng số TP, người PTàĐánh giá được THTP một cách tương đối

_ Mang tính bao quát

_ Nhanh chóng, đỡ tốn kém.

Không thu thập được những thông tin mà phương pháp phiếu điều tra thu thập được

Phiếu điều tra

_ Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra có ghi sẵn nội dung câu hỏi

Thu thập những thông tin mà phương pháp thống kê không thể:

_ Ý thức pháp luật, lý do phạm tội

_ Tình trạng và lý do tội phạm ẩn

_ Dư luận XH về THTP

_ Hiệu quả phòng ngừa TP…

_ Kỹ thuật đặt câu hỏi: dễ hiểu, đúng trọng tâm, hướng dẫn tâm lý người trả lời một cách tự nhiên

_ Chọn đúng đối tượng điều tra sao cho kết quả thu thập có tính tiêu biểu và đáng tin cậy

Thu thập được những thông tin mà phương pháp thống kê không thu thập được

_ Không kiểm soát thái độ của người trả lời

_ Tốn kém

_ Độ chính xác phụ thuộc mà số lượng mẫu điều tra

Phỏng vấn

Thu thập thông tin bằng hình thức hỏi đáp trực tiếp

Thu thập thông tin tương tự pp Phiếu điều tra kèm theo thái độ của người trả lời

_ Tùy vào ndung, mđ, đối tượng PV mà chọn hình thức PV phù hợp nhất

_ Sự chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn

Kiểm soát được thái độ của người trả lời

_ Mất thời gian

_ Không mang tính bao quát và đại diện

Quan sát 

_ Thu thập thông tin qua việc quan sát bằng mắt

_ Thu thập thông tin bề ngoài của đối tượng cần quan sát, từ đó suy đoán tâm lí bên trong.

Tình trạng sức khỏe, hình thái, tâm lý, thái độ của người PT

_ Quan sát có chủ đích

_ Có sự ghi chép kết quả quan sát

_ Không xâm phạm tự do riêng tư của người bị quan sát

Chính xác đối với đội tượng bị quan sát

_ Không mang tính bao quát và đại diện

_ Một vài trường hợp bề ngoài ko phản ánh đúng tâm lý bên trong

Thực nghiệm

Nghiên cứu bằng cách tạo ra hay thay đổi các điều kiện để kiểm tra kết quả nghiên cứu.

Kiểm tra các nguyên nhân và điều kiện PT liên quan đến hoàn cảnh giáo dục, khả năng phát hiện TP, hiệu quả áp dụng bp cải tạo để phòng ngừa TP

_ Không làm xấu đi tình trạng của đối tượng thực nghiệm

Có thể thấy được nhiều mặt của cùng 1 vấn đề

_ Tốn kém về thời gian

_ Có những trường hợp không chính xác

Chuyên gia 

_ Tham khảo ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm

_ Các bước:

  • Thu thập, cung cấp thông tin, đề nghị chuyên gia đánh giá
  • Chuyên gia cho ý kiến
  • Tổng hợp, xử lí ý kiến chuyên gia
  • Đưa ra kết quả nghiên cứu
 

Chuyên gia phải đủ trình độ chuyên sâu, có hiểu biết sâu sắc THTP

_ Phát huy trong trường hợp thiếu thông tin, điều kiện kinh tế XH thay đổi nhanh chóng

_ Làm sáng tỏ mặt định tính của THTP sâu sắc

_ Tốn kém

_ Kết quả nghiên cứu phụ thuộc nhiều vào quan điểm của chuyên gia

So sánh tài liệu

SS nguồn tài liệu ở các lĩnh vực liên quan đến THTP (các hiện tượng XH khác)

Tìm ra mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa THTP và các hiện tượng XH khác

Nguồn tài liệu phải chính xác và khoa học

  

Nghiên Cứu Plý

Thường được sử dụng:_ PP hệ thống _ PP phân tích hiệu quả hđ lập pháp & áp dụng PL _ PP phân tích vụ án hình sự

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Chương 18. Các tội phạm về ma túy

CHƯƠNG 18. CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY


 

1. Khái niệm về các tội phạm về ma túy.

1.1. Định nghĩa

Các tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước.


 

1.2. Các đặc trưng chung của nhóm tội phạm

a. Khách thể loại.

Quan hệ xã hội bị xâm hại: Chế độ quản lý độc quyền các chất ma túy của Nhà nước ở các khâu khác nhau của quá trình quản lý.


 

Đối tượng tác động của nhóm tội phạm

+ Các chất ma túy;


 

Định nghĩa chất ma túy:

"Theo Điều 2 Luật phòng chống ma túy năm 2000 thì :

1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần
có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng."

+ Các dạng chất ma túy

- Căn cứ vào nguồn gốc các chất ma tuý gồm có:

+ Chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên (chiết xuất từ cần sa, anh túc...).

+ Chất ma túy được tổng hợp từ hóa chất (ma túy tổng hợp).

- Theo quy định của BLHS 99, chất ma túy có các dạng sau:

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca (cô đặc cây côca).

+ Heroin(tinh chế từ nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa), cocain (tinh chế từ cao côca).

+ Lá, hoa quả cây cần sa, là cây cô ca, quả thuốc phiện khô hoặc tươi

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn (viên nén, viên con nhộng)

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn và thể lỏng

Phải có kết luận giám định của các cơ quan có thẩm quyền xác định là ma túy hay không và liều lượng bao nhiêu

Phải có quả tang mới bắt được, dễ tẩu táng, cần quả tang và các chứng chứng khác kết hợp


 

+ Tiền chất ma túy.

Định nghĩa: "là những hóa chất được quy ước trong Công ước quốc tế, được sử dụng vào việc sản xuất trái phép ra chất ma túy"

Theo Điều 2 Luật phòng chống ma túy 2000 thì : "Tiền chất ma tuý là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành."

Có thể là: chất xúc tác, nguyên liệu để tạo ra ma túy tổng hợp

+ Dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy.

- Dụng cụ: là vật dùng vào việc sử dụng chất ma túy.

- Phương tiện: là những vật dụng được sử dụng cho hoạt động sản xuất ra chất ma túy.

Loại này hơi khó xác định, ví dụ kim tiêm -> Hơi khó xác định do các loại ma túy chế tạo ra hàng ngày mà chưa được đưa vào danh mục cập nhật kịp thời.


 

Ý nghĩa của đối tượng tác động

1/ Định tội:

- Tàng trữ, mua bán, chiếm đoạt, 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP

- loại đối tượng tác động

- trọng lượng tối thiểu của các chất ma tuý

Định khung : số lượng càng lớn, hình phạt càng cao. Một số thằng liều: 600g tử hình, 600kg cũng tử hình

Quyết định hình phạt.


 

b. Biểu hiện khách quan

Cấu thành tội phạm: tất cả đều CTHT (do nguy hiểm cao, chứng minh hậu quả khó, khó đánh giả hậu quả ngay)

Hành vi khách quan: bao gồm các hành vi trái phép liên quan đến quá trình tạo ra, tiêu thụ và sử dụng chất ma túy.

- Tạo ra trái phép chất ma tuý

- Lưu thông, tiêu thụ trái phép

- Sử dụng trái phép

- Các hành vi trái phép khác


 

c. Biểu hiện chủ quan:
Lỗi cố ý


 

d. Chủ thể

- Chủ thể thường.

- Chủ thể đặc biệt điều 201


 

1.3. Một số vấn đề cần chú ý

  • Sai lầm về đối tượng tác động.
  • Việc xác định trọng lượng các chất ma túy
  • Việc truy cứu TNHS trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội liên quan đến liên quan đến ma túy, tiền chất ma túy.


 

1.4. Đường lối xử lý


 

Loại tội phạm

Số tội phạm / tổng số khung HP

Tỉ lệ %

Tội ít nghiêm trọng

2/32

6,5%.

Tội nghiêm trọng

10/32

31%

Tội rất nghiêm trọng

8/32

25%

Tội đặc biệt nghiêm trọng

12/32

37,5%.


 

Loại hình phạt

Số điều qui định/ Tổng số điều

Tỉ lệ %

Tử hình

3/10

30%

Tù chung thân

3/10

30%

Tù có thời hạn

10/10

100%

Phạt tiền

1/10

10%


 

HÌNH PHẠT BỔ SUNG


 

Loại hình phạt

Số điều qui định/ Tổng số điều

Tỉ lệ %

Phạt tiền

9/10

90%

Tịch thu tài sản

6/10

60%

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

4/10

40%

Quản chế

1/10

10%

Cấm cư trú

1/10

10%

=> 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP


 

2. Tội phạm cụ thể (TỰ NGHIÊN CỨU)

Chương 16. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

CHƯƠNG 16. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ


 

1. Khái niệm chung

1.1. Định nghĩa

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân qua việc vi phạm qui định của Nhà nước trong quản lý kinh tế.


 

1.2. Các đặc trưng chung

a. Khách thể loại

- Quan hệ xã hội bị xâm hại: Trật tự quản lý kinh tế.

Luật HS không ghi là tội phạm kinh tế: có liên quan đến nền kinh tế (rộng)

Trật tự quản ký kinh tế là tổng thể các quy trình, thủ tục, nội dung, phạm vi, địa vị pháp lý của chủ thể khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, sản phẩm cũng như sử dụng các nguồn tài nguyên để tạo ra lợi nhuận.

Trật tự này do nhà nước quy định nhằm đảm bảo quyền của chủ thể kinh doanh, người tiêu dùng, đảm bảo ổn định và tăng trưởng kinh tế

- Đối tượng tác động:

  • Hàng hóa, hàng giả, hàng cấm;
  • Các loại tem giả, vé giả;
  • Các đối tượng sở hữu công nhiệp.
  • Các loại tài nguyên
  • Các loại tiền, ngân phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;

b. Biểu hiện khách quan

* Cấu thành tội phạm phức tạp

  • CTTP hình thức: các điều 153,154,155,157,159,161,162,164,171,174,180,181;
  • CTTP vật chất: các điều 160,165,169,170,172,179;
  • Cả hai loại cấu thành tội phạm hình thức và vật chất: các điều 156, 158, 162, 166, 167, 168, 173, 175, 176, 177, 178. (hình thức, vật chất nếu có điều kiện nhân thân gây thiệt hại....)

=> Đa số mô hình cơ bản

* Hành vi khách quan

- Hành vi khách quan của các tội xâm phạm TTQLKT gồm 2 loại:

i/. Hành vi sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, sử dụng, quản lý, khai thác tài nguyên trái phép mà chủ thể là bất kỳ ai (điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 168, 171, 172, 173, 175, 180 & 181);

ii/. Hành vi cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế của người có chức vụ, quyền hạn (điều 165, 166, 167, 169, 170, 174, 176, 177, 178, 179).

    

* Hậu quả của tội phạm

Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu khá phổ biến trong CTTP, nội dung của hậu quả nghiêm trọng rất đa dạng phụ thuộc vào nội dung cụ thể của mỗi tội phạm à
Mù mờ nhưng công chức áp dụng PL cũng thiếu sáng tạo.

- Thiệt hại về tài sản (thất thu, mất mát tài sản…);

- Thiệt hại thể chất (tính mạng, sức khỏe);

- Thiệt hại phi vật chất: ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách của Nhà nước, kế hoạch sản xuất - kinh doanh của tổ chức; làm lũng đoạn thị trường; mất đoàn kết nội bộ, làm hư hỏng cán bộ…


 

c) Chủ thể

- Chủ thể thường.

- Chủ thể đặc biệt: các điều 165, 166, 167, 169, 170, 174, 176, 177, 178, 179.

- Một số đặc điểm nhân thân là dấu hiệu định tội

+ Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm

+ Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm

+ Đã bị kết án nhưng chưa được xóa án mà còn vi phạm.

+ Tử hình tội Đ158


 

d)     Mặt chủ quan

- Lỗi: hầu hết là cố ý;

- Động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác (Điều 167);

- Mục đích: thu lợi bất chính (Điều 160).


 

3.    Đường lối xử lý


 

LOẠI TỘI PHẠM


 

Loại tội phạm

Số tội phạm / tổng số khung HP

Tỉ lệ %

Tội ít nghiêm trọng

23/73

31,5%

Tội nghiêm trọng

25/73

34,2%

Tội rất nghiêm trọng

18/73

24,6%

Tội đặc biệt nghiêm trọng

07/73

9,7%


 


 

HÌNH PHẠT CHÍNH


 

Loại hình phạt

Số điều qui định/ Tổng số điều

Tỉ lệ %

Cảnh cáo

2/29

6,8%

Phạt tiền

19/29

65,2%

Cải tạo không giam giữ

17/29

58,6%

Tù có thời hạn

29/29

100%

Tù chung thân

5/29

10,3%

Tử hình

1/29

10,3%


 

HÌNH PHẠT BỔ SUNG


 

Loại hình phạt

Số điều qui định/ Tổng số điều

Tỉ lệ %

Phạt tiền

23/29

79,3%

Tịch thu tài sản

13/29

44,8%

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

25/29

86,2%


 

2. Một số tội phạm cụ thể

2.1. Tội buôn lậu (Điều 153)

a. Định nghĩa: Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

b. Các dấu hiệu pháp lý:

* Đối tượng tác động:

- Hàng hoá, tiền tệ, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý;

+ Hàng hóa thông thường: 100tr trở lên

+ Dưới 100 triệu đồng cộng thêm đã bị xử phạt hành chính....(đặc điểm xấu về nhân thân)

- Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá trái phép: không cần số lượng??;

- Hàng cấm:

+ Số lương lớn + đặc điểm xấu nhân thân loại trừ ma túy, chất nổ, vũ khi quân dụng có tính chất, công dụng đặc biệt. Danh mục hàng cấm Nghị định 59/2006, NĐ 43/2009, ví dụ pháo.

* Khách thể: trật tự quản lý nhà nước về kinh tế, ngoại thương, bảo vệ sản xuất trong nước.

* Hành vi khách quan: Buôn bán trái phép qua biên giới: hành vi mua đi bán lại, hoặc mua nhằm bán lại hàng hóa qua biên giới không đúng với quy định của NN về việc đưa hàng hóa ra hoặc vào Việt Nam.

Thí dụ:

+ Mua bán: quốc cấm

+ Buôn bán: kinh doanh, có thể kinh doanh hợp pháp và bất hợp pháp

* Biểu hiện khách quan: thủ đoạn rất tinh vi.

- Ranh giới giữa tội buôn lậu và trốn thuế

* Cấu thành hình thức

* Lỗi có ý, chủ thể thường


 

2.2. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154)

- Đối tượng tác động: gần như là giống nhau (vật phẩm di tích văn hóa + nhân thân xấu)

- Hành vi vận chuyển

- Mục đích: cho mình hoặc vận chuyển thuê (không biết hàng lậu, biết là đồng phạm tội buôn lậu).


 

2.3. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (155)

a. Định nghĩa: Điều 155. Không có chữ trái phép vì đã cấm rồi

b. Các dấu hiệu pháp lý:

* Đối tượng tác động: một số mặt hàng mà Nhà nươc cấm kinh doanh. (Nghị định 59/2006. 43/2009, loại trừ hàng cấm kinh doanh đặc biệt trong BLHS đã quy định tội cụ thể

Mua bán 1 ngày 2 cây thuốc lậu tính lên 1 năm???? Cái nào không khả thi thì bỏ? Tại sao không bỏ

* Hành vi: trong nội địa việt nam, buôn bán qua biên giới là buôn lậu

+ Sản xuất;

+ Tàng trữ;

+ Vận chuyển;

+ Buôn bán.


 

Phụ lục I
DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH

(Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP
ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ)

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

A

Hàng hóa

1

Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự,công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng

2

Các chất ma túy

3

Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế)

4

Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách

5

Các loại pháo (thành phẩm ko bao gồm thuốc pháo

6

Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi cú hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các chương trình trò chơi điện tử)

7

Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

8

Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đó được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng

9

Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người

10

Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam

11

Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái

12

Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái

13

Khoáng sản đặc biệt, độc hại

14

Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường

15

Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam

16

Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam

17

Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép


 

18

Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole

19

Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu

  

B

Dịch vụ (cấm)

1

Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em

2

Tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức

3

Dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

4

Hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời

5

Hoạt động kinh doanh môi giới nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời


 

2.4. Các tội sản xuất, buôn bán hàng giả (các điều 156, 157,158)

2.4.1. Định nghĩa:

2.4.2. Các dấu hiệu pháp lý:

* Đối tượng tác động: hàng giả về chất lượng hoặc công dụng (hàng giả về nội dung) -> Thông tư liên tịch 10/2010/ hàng giả

Hai loại hàng giả

+ Hàng giả về nội dung

- Hàng giả về chất lượng: không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu dành cho hàng hóa đó

- Hàng giả về công dụng: không có tính năng tên gọi như hàng hóa đó, treo đầu dê bán thịt chó

+ Hàng giả về hình thức

- Hàng giả nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, xuất xứ

- Hàng giả về nhãn hàng hóa

- Sản xuất: tạo ra

- Buôn bán: mua xong bán lại

-> Thiệt hại nhà SX SP đó, thiệt hại cho người tiêu dùng

=> điều 156, 157, 158 giả về nội dung còn giả về hình thức (điều 171 xâm phạm quyền SH công nghiệp)

* Hành vi:

- Sản xuất;

- Buôn bán.

Giả nội dung rồi nhưng nhãn mác không có thì cũng không bán được, giả luôn SH công nghiệp. Đánh giá tính nguy hiểm nếu nguy hiểm thì xử 2 tội.


 

2.5. Tội kinh doanh trái phép (điều 159)

a. Định nghĩa: 3 DAÏNG HV KDTP (Ñ. 159)

b. Các dấu hiệu pháp lý:

Hành vi khách quan: kinh doanh trái phép cấu thành tội phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đã bị xử phạt hành chính;

- Đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích;

- Hàng phạm pháp có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.

Thực tiễn: tội đầu cơ: chưa xử vụ nào -> không phù hợp với nền kinh tế thị trường.


 

2.6. Tội trốn thuế (điều 161)

2.6.1. Định nghĩa:

2.6.2. Các dấu hiệu pháp lý:

a. Hành vi: trốn thuế cấu thành tội phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

- Số tiền trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên;

- Đã bị xử phạt hành chính;

- Đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích;


 

Buôn lậu (trái phép, không đúng phép) với trốn thuế xuất nhập khẩu ( kinh doanh là hợp pháp, trốn thuế phải đóng)

Trốn thuế: khai khống giảm số lượng, kê khai hàng hóa khác 100 tấn thành 10 tấn để trốn thuế à buôn lậu 90 tấn

Điều 162 : lừa dối khách hàng -> Lừa đảo (có nhắm đến chủ thể xác định) khác lừa dối (tính trung thực trong SXKD, không quan tâm nạn nhân là ai)

Điều 163 : Cho vay lãy nặng, chuyên bốc lột: có đội ngũ siết nợ, bảo kê

2.7. Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điều 165)

a) Định nghĩa:

b) Các dấu hiệu pháp lý:

* Hành vi: lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế cấu thành tội phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

- Gây thiệt hại về tài sản trị giá 100 triệu đồng trở lên;

- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng;

* Lỗi: cố ý.

* Chủ thể đặc biệt.


 

2.8. Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (điều 175)

2.8.1. Định nghĩa:

2.8.2. Các dấu hiệu pháp lý:

* Đối tượng tác động: tài nguyên rừng (cây rừng).

* Hành vi:

- Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác.

- Vận chuển, buôn bán gỗ trái phép.

(Lưu ý: liên quan đến các loại gỗ khai thác trái phép).

* Hành vi khách quan cấu thành tội phạm khi:

- Gây hậu quả nghiêm trọng;

- Đã bị xử phạt hành chính;

- Đã bị kết án nhưng chưa được xoá án.


 

2.9. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (đưa vào lưu thông, phân biệt với lừa đảo), ngân phiếu giả, công trái giả (điều 180).

2.9.1. Định nghĩa:

2.9.2. Các dấu hiệu pháp lý:

* Đối tượng tác động: tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả.

* Hành vi khách quan:

- Làm ra;

- Tàng trữ;

- Vận chuyển;

- Lưu hành