Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Ki-tô giáo

* Những tiền đề hình thành:

Ki - tô giáo ra đời ở vùng Đông của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỷ I sCN thuộc địa phận của Palestin, là sản phẩm của chế độ chiếm hữu nô lệ. Có thể nói đến một số tiền đề ra đời của Kitô - tô giáo ở La Mã sau:

- Về mặt xã hội:

Năm 63 TCN, tại vùng đất Palestin, nơi người Do Thái sinh sống đã xảy ra một cuộc nội chiến. Một trong những bên tham chiến đã cầu viện La Mã. Pompei - một trong 3 nhân vật trong chế độ tam hùng lần thứ nhất trong lịch sử La Mã - đã đem quân chinh phục vùng đất này, áp đặt chế độ cai trị và bóc lột hết sức hà khắc với cư dân ở đây (trực tiếp cai trị hoặc chỉ định hoàng tử người Palestin cai trị theo chủ trương và phục vụ quyền lợi của người La Mã). Chính vì thế, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra chống lại sự thống trị và bóc lột của nhà nước và chủ nô La Mã đặc biết là người Zealot nhưng đều lần lượt thất bại và bị đàn áp hết sức dã man. Dưới ách cai trị của La Mã, cư dân ở đây phải gánh chịu cuộc sống hết sức cực khổ, những bất công của xã hội, cuộc sống không lối thoát. Chính vì thế, trong khối quần chúng, nhất là nô lệ và dân nghèo bắt đầu nảy sinh tâm lý bi quan, chán nản, tuyệt vọng trong cuộc sống hiện thực. Do đó, học hướng vào một sự giải thoát, trông chờ vào sự cứu giúp của một lực lượng siêu nhiên có thể giúp họ thoát khỏi ách thống trị của chủ nô La Mã, xây dựng một vương quốc công bằng, bình đẳng.

- Về tôn giáo:

Như trên đã nói, vùng đất Palestin là vùng đất sinh sống chủ yếu của người Do Thái, một tộc người chịu nhiều bất hạnh trong lịch sử của mình. Tổ tiên của họ là người Hebre, một tộc người sống du mục nay đây mai đó. Khoảng giữa thế kỷ XIII TCN, dưới sự dẫn dắt của Moises người Do Thái đã từ Ai Cập trở về Palestin và sau đó đã lập nên quốc gia Do Thái (vào khoảng cuối thiên niên kỷ II TCN). Cũng kề từ đó, người Do Thái đã tin và đi theo một tôn giáo nhất thần - thờ vị thần duy nhất đó là Chúa Giêhôva, với sự truyền giáo của Moises. Họ tin rằng, dân tộc Do thái là dân được Chúa trọn, Chúa chỉ nói chuyện với người Do Thái, thông qua Sứ giả của Người là Moises. Năm 586, quốc gia Do thái bị đế quốc Tân Babilon cai trị, nền độc lập của quốc gia này đã không còn tồn tại trong một thời gian dài sau đó.

Tr    ong bối cảnh như vậy, các nhà tiên tri Do Thái giáo đã dự đoán và tuyên truyền rằng sẽ có một vị Chúa Cứu Thế sắp xuống trần gian để cứu vớt loài người, tiêu diệt kẻ xấu, giải thoát những đau khổ của con người, giải cứu khỏi kiếp nô lệ trầm luân.

- Về tư tưởng triết học:

Từ giữa thế kỷ I TCN trở đi, nhà nước La Mã đã chuyển dần từ hưng thịnhsang suy thoái. Giai cấp chủ nô muốn lợi dụng tôn giáo để duy trì trật tự xã hội. Do vậy triết học La Mã chuyển dần sang duy tâm luận, quay về với trường phái triết học khắc kỷ - Stoicism đựoc hinh thành ở Hy Lạp khoảng cuối thế kỷ IV TCN. Tiêu biểu cho trường phái này ở La Mã là các tư tưởng của Seneque và Philo.

+ Seneque:
(cuối thế kỷ I TCN - đầu TK I s.CN): ông muốn thiết lập một hệ thống luân lý dựa trên nguyên tắc khiêm nhường và nhẫn nhục. Ông cho rằng thể xác là gánh nặng của linh hồn, là sự trừng phạt đối với linh hồn. Cuộc sống trần gian chỉ là khúc dạo đầu cho thế giới bên kia của linh hồn - thế giới con người sau khi chết. Cái thế giới bên kia ấy, nô lệ - nghèo khó, giàu có - quý tộc đều có thể đạt được như nhau, nếu con người biết nhẫn nhục, nhường nhịn, chịu đựng gian khổ, lấy sự phục tùng làm đức tính tốt đẹp nhất của con người.

+ Philo:
(nửa đầu thế kỷ I s.CN): thế giới vật chất, trong đó có cả con người là can nguyên của tội lỗi, thể xác là ngục thất của linh hồn. Giữa thể xác và linh hồn có một vực thẳm không thể đến với nhau được và trung gian của vực thẳm đó là cái mà ông gọi là Thiên Đạo - Đấng Cứu Thế. Con người muốn được giải thoát chi cần có niềm tin và một cuộc sống đạo đức.

* Giáo lý cơ bản của Ki - tô giáo:

Buổi ban đầu, Ki - tô giáo là tôn giáo của dân nghèo và nô lệ. Chúa Jesus đã kêu gọi và tuyên truyền sự bình đẳng giữa người với người, giữa người nô lệ với người tự do. Chúa Jesus còn tuyên truyền về "đạo đức của Thượng Đế" và "lòng tin vào Thiên Chúa".

Với nhà nước La Mã, Ông còn cho rằng đế quốc La Mã là một "mụ đàn bà đầy tội lỗi và sẽ sớm bị diệt vong", tín đồ Ki - tô giáo sẽ được sống trong vương quốc của Chúa. Đây chính là những yếu tố mới nhằm phủ nhận sự tồn tại của chế độ và nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã, phù hợp với nguyện vọng của dân nghèo và nô lệ.

Khi mới hình thành, Ki - tô giáo không đòi hỏi các lễ nghi phiền toái, không có những điều cấm kỵ nghiêm ngặt; các tín đồ được tổ chức tập trung trong các công xã Ki - tô giáo mà ở đó mọi người đều sống tương thân tương ái, duy trì cuộc sống bình đẳng đồng thời lên án những người giàu có và kẻ bóc lột.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét