Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Nguyên nhân và bối cảnh ra đời của đạo Phật

3.3 Phật giáo:

3.3.1 Nguyên nhân và bối cảnh ra đời của đạo Phật:

  • Xã hội:

Vào khoảng giữa thiên niên kỷ I TCN, ở Ấn Độ từ những công xã cổ xưa đã hình thành hàng loạt những tiểu quốc hai bên bờ sông Hằng (miền Bắc Ấn Độ có khoảng 23 tiểu quốc). Các vương quốc thường có điều kiện tự nhiên khác nhau (do vùng đất đai rộng lớn). Kinh tế, xã hội, chính trị cũng phát triển không đều nhau. Do vậy, các vương quốc này luôn tồn tại những mâu thuẫn, cạnh tranh và thôn tính lẫn nhau. Các cuộc chiến tranh xảy ra liên miên và đến thế kỷ V TCN, chỉ còn lại 4 quốc gia: Kashi, Koshala, Magadha, Virigis.

  • Các cuộc chiến tranh đã lôi kéo người dân phải tham chiến, tình hình chính trị bất ổn, tâm lý dân chúng bất an.
  • Mâu thuẫn giữa đẳng cấp Brahma với Ksatria: sự phân hóa giai cấp mạnh mẽ.

    + Brahman: thao túng toàn bộ đời sống chính trị, tinh thần, vơ vét tài sản, bắt dân chúng nộp thuế cao và nghĩa vụ khác (của cải không người thừa kế sẽ thuộc về Brahman - Bà la môn)

    +     Ksatria: vua quan, quý tộc - bảo vệ và trực tiếp cai trị đất nước, là người giữ vai trò quyết định trong chiến tranh nhưng địa vị lãnh đạo lại không rõ ràng do ở dưới đẳng cấp Brahman và bị Brahman chi phối.

    + Vaisya: cuộc sống không ổn định do chiến tranh, mất mùa, thất thu (chiến tranh) nhưng thuế không giảm và những áp lực của tôn giáo đè nặng.

    + Soudra: có thêm một số vaisya bị phá sản trở thành nô lệ, số khác thì phải đi ăn xin. Họ chịu cuộc sống cực khổ dẫn đến tâm lý chán nản, tuyệt vọng trông chờ một con đưỡng giải thoát khỏi thực tại khổ đau.

    Chế độ đẳng cấp trở thành sự bức xúc lớn trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ.

    • Kinh tế:

    - Công cụ kim loại đồng thau và sau đó là đồ sắt đã làm thay đổi bản chất của sản xuất. Vua Magadha quan tâm phát triển nông nghiệp. Song song đó, nhiều ngành kinh tế đã ra đời và ngày càng mở rộng làm xuất hiện tầng lớp thương nhân. Tầng lớp này lúc đầu không được xếp vào đẳng cấp nào và cuối cùng bị đẩy xuống đẳng cấp Soudra. Nhưng họ là tầng lớp có tiềm lực kinh tế, nên muốn thay đổi địa vị trong hệ thống đẳng cấp.

    • Tôn giáo:

    Sau một thời gian hình thành và phát triển đã được củng cố: giáo lý và luật lệ rất chặt chẽ, nghi thức cúng bái rất phức tạp, chế độ đẳng cấp càng trở nên vững chắc.

    Cuộc sống cực khổ càng làm cho nhân dân lao động thêm căm ghét những kẻ bóc lột mình, oán ghét chế độ đẳng cấp (Varna), không còn tin vào các vị thần Bàlamôn. Những điều thuyết giảng của tăng lữ Bàlamôn không còn đủ sức thuyết phục, an ủi và xoa dịu cuộc sống của dân chúng. Những lễ nghi phức tạp, những nghĩa vụ phiền toái, giáo lý ngày càng khó hiểu làm cho người dân ngày càng xa rời tôn giào này.

    Trong bối cảnh đó, vào thế kỷ VI TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện nhiều trường phái tôn giáo, triết học mới chủ trương xa lánh thực tại (khổ hạnh, ép xác, tiêu cực, tự kỷ - Jain), nhưng có một điểm chung là: trực tiếp và gián tiếp chống lại đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp. Phật giáo cũng là một trong những trào lưu đó và được xem là một phản đề của đạo Bàlamôn.

    • Vai trò của Phật thích ca
    • Học thuyết của Đạo Phật:

    - Dưới góc độ triết học, giáo lý đạo Phật mang tính chất nhị nguyên luận (vừa có tính duy tâm, vừa có tính duy vật).

    + Duy tâm: kế thừa một số tư tưởng của đạo Bàlamôn về thuyết luân hồi - nhân quả - khái niệm Niết bàn - nghiệp báo...

    + Duy vật: Đức Phật không tôn thờ thần và không tự coi mình là thần, thừa nhận sự biến đổi, phủ nhận sự tồn tại bất diệt và vĩnh viễn của tất cả sự vật. Vật chất và tinh thần đều biến hóa, có sinh có diệt (vô thường: chuyển biến, thay đổi, không có gì là bất biến diễn ra trong từng đơn vị - sátna vô thường; vô ngã: không thể có cái ta tồn tại vĩnh viễn).

    - Hòn đá tảng căn bản trong tư tưởng của Phật là thuyết Tứ diệu đế (bốn chân lý kỳ diệu), bao gồm:

    + Khổ đế: đời là bể khổ, bất trắc, không toại nguyện trong cuộc sống (sinh, lão, bệnh, tử).

    + Tập đế: chân lý về nguyên nhân nỗi khổ, do người ràng buộc nhiều ham muốn.

    + Diệt đế: chân lý chấm dứt nỗi khổ, diệt ham muốn.

    + Đạo đế:     con đường diệt khổ dẫn đến giác ngộ, giải thoát tiến đến Niết bàn. Đạo đế gồm tám con đường diệt khổ, gọi là Bát chánh đạo:

            1. Chánh Kiến: tín ngưỡng đúng đắn.

            2. Chánh Tư duy: suy nghĩ đúng đắn.

            3. Chánh Ngữ: nói năng đúng đắn.

            4. Chánh Nghiệp: hành động đúng đắn.

            5. Chánh Mệnh: sống đúng đắn.

            6. Chánh Tịnh tiến: mơ tưởng ước mơ đúng đắn.

            7. Chánh Niệm: tưởng nhớ đúng đắn.

            8. Chánh Định: tập trung tư tưởng, ngẫm nghĩ đúng đắn.

    Phật khuyên con người không sát sinh: cấm giết người, còn động vật không khắt khe. Việc ăn chay do vua Lương Vũ Đế ( Trung Quốc - VI SCN) đặt

    • Thuyết Thập nhị nhân duyên (duyên khởi)…

    Có thể nói, ban đầu những tư tưởng của Phật là một học thuyết khuyên người phải từ bỏ ham muốn, tránh điều ác, làm điều thiện, tu thân tích đức để được giải thoát chứ không thừa nhận thượng đế và thần thánh. Do vậy, Phật chủ trương không cần cúng lễ, nghi thức và không có tầng lớp tăng lữ, thầy cúng.

  1. Quá trình truyền bá đạo Phật ở Ấn Độ:
  • Năm sinh Đức Phật: 624-544 TCN, Phật giáo lấy năm 544 TCN làm năm mở đầu Phật lịch (2548 = 2004); ý kiến khác 563-483 TCN.
  • Đạo Phật ra đời trong thời kỳ hưng thịnh của Bàlamôn. Nhưng với giáo lý từ bi, bác ái chống đạo Bàlamôn hà khắc, nên nhanh chóng chiếm cảm tình của mọi tầng lớp nhân dân.
  • Sau khi Phật tịch, các môn đệ tập trung và ghi chép lại lời giảng của Phật theo trí nhớ và cách hiểu của mình. Nhưng cách hiểu và nhớ khác nhau, do vậy Kinh - giáo lý nhà Phật, được chỉnh ly), ghi chép lại qua 4 lần đại hội kết tập, hình thành nên bộ Kinh Tam Tạng.

    + Đại hội I (thế kỷ V TCN) tại Magađa - quốc gia mạnh nhất Ấn Độ lúc đó. Có 500 tăng ni họp trong 7 tháng, soạn ra Luật tạng (Đại Ca diếp hỏi, Upali ttrả lời) và Kinh tạng (do trưởng lão A-nan giải đáp, còn gọi là Kinh Điển ngũ Bộ: Trường Bộ kinh, Trung Bộ kinh, Tương Ưng Bộ kinh, Tăng Chi Bộ kinh và kinh Tiểu Bộ). Luật: cách hành lễ, ăn mặc… Kinh: ghi chép lại lời giảng của Phật. Lúc đầu Kinh và Luật được các tỳ kheo học thuộc lòng, chỉ đến Hội nghị kết tập lần 3 mới được viết trên lá bối đa.

    + Đại hội II (thế kỷ IV TCN, khoảng 100 năm sau lần I): 700 tăng ni, diễn ra trong 8 tháng.

    Tại Hội nghị kết tập này có hai ý kiến khác nhau: Một số chủ trương tuân thủ truyền thống của chư tăng, gọi là Thượng tọa bộ (những người hộ trì giáo lý của các Thượng tọa); một số tỳ kheo khác lại chủ trương canh tân, đưa ra 10 điều luật mới sửa lại Luật Tạng, gọi là Đại chúng bộ (những người của đại chúng) nhưng không được Hội đồng kết tập chấp thuận - đây là tiền thân của phái Đại Thừa sau này.

    Tại đại hội này đã đưa ra chủ trương xây dựng chùa, thờ cúng Phật, tạc tượng Phật, đặt các lễ.

    + Đại hội III (253 TCN): 1000 tăng ni, diễn ra trong 9 tháng.

    Diễn ra dưới sự bảo trợ của Ashoka - vua của Vương quốc Magađa, một trong những vị vua nổi tiếng nhất Ấn Độ cổ đại. Ashoka có công trạng rực rỡ nhưng tàn sát ác liệt nên sau đó bị day dứt, ám ảnh bởi nỗi kinh hoàng giết chóc. Ông đã sám hối, trở thành tín đồ và dốc lòng thờ Phật sau trận đánh ở Kalinga (260 TCN).

    Lúc này khuynh hướng phân liệt nghiêm trọng nên Đại hội chấn chỉnh lại tổ chức và giáo lý, bổ sung và cho ra đời Luận tạng. Như vậy, kể từ Hội nghị này, Phật giáo có đủ Tam Tạng. Trong thời trị vì, Ashoka đã tuyên bố đạo Phật là quốc giáo, đánh dấu thời kỳ phát triển cực thịnh của Phật giáo ở Ấn Độ thời cổ đại. Đồng thời, Ashoka tiến hành xây doing nhiều chùa, tháp, thành lập nhiều tăng đoàn và khuyến khích việc truyền bá Đạo Phật đến hiều vùnh trên bán đảo Ấn Độ và một số các quốc gia khác (Sri Lanka, Mianma, Thái Lan, Indo…).

    Thế kỷ IV - III tr. CN là thời kỳ Phật giáo phát triển nhất ở Ấn Độ.

    Sau khi Magađa tan rã (322 TCN), đạo Phật suy yếu và dần mất đi vị trí thống trị trong đời sống tâm linh của cư dân.

    + Đại hội IV: 500 tăng ni.

    Đến thế kỷ I SCN, người Kusan chiếm Tây Bắc và thành lập nhà nước của mình. Vua Kusan là Kanisha rất tôn sùng Đạo Phật nên ông đã tài trợ Đại hội kết tập lần IV của Phật giáo (khoảng năm 100).

    Tại Đại hội này đã thông qua giáo lý của Phật giáo cải cách (Đại thừa) để phân biệt phái cũ (Tiểu thừa). Song song đó là tiến hành chỉnh lý lại văn bản Tam tạng kinh điển (với 300.000 bài tụng với 9.600.000 từ, trong đó: Kinh sớ - 100.000 bài tụng giải thích tạng Kinh, Luật sớ - 100.000 bài tụng giải thích tạng Luật, Luận sớ - 100.000 bài tụng giải thích tạng Luận) và khắc thành những bảng đồng lưu giữ trong bảo tháp. Phật giáo tiếp tục được truyền sang các quốc gia Trung Á, Trung Quốc...

    * Tiểu thừa và Đại thừa: là hai tông phái của Phật giáo, có cách giải thích khác nhau về giáo lý Phật giáo). Tôn chỉ, mục đích giống nhau, nhưng khác phương tiện, con đường tu hành và giải thoát.

  • Tiểu thừa: trung thành, coi trọng ý nghĩa ban đầu của Phật giáo, tu theo từng nhóm nhỏ mang tính cá nhân, tự giác.
  • Đại thừa: mở rộng giáo lý Phật giáo trong nhiều bộ kinh khác nhau, giải thoát cho nhiều người.

    Sau những thế kỷ phát triển thịnh đạt khoảng 1.000 năm, từ VI TCN - V CN, Phật giáo ở Ấn Độ bắt đầu có những dấu hiệu suy thoái: giáo lý uyên thâm, khó hiểu vượt khỏi tầm hiểu biết của quần chúng. Từ đó Hindu đã lấn át phần nào, do vậy phạm vi ảnh hưởng Phật giáo ngày càng thu hẹp lại trước sự phát triển của Hindu và Hồi giáo.

    * Nguyên nhân suy yếu Đạo Phật ở Ấn Độ:

  • Không thống nhất về học thuyết và tổ chức.
  • Chỉ phát triển trong thành phố (thành phần ủng hộ đầu tiên là Ksatrya, (thương nhân), những nơi hẻo lánh theo Phật giáo không nhiều. Trong khi đó Hindu đã có từ rất lâu, bám rễ chặt cả ở nông thôn, còn Phật giáo đã yếu ở thành phố là suy yếu hẳn.
  • Trong 3 thế kỷ, Vaisya cảm thấy không có lợi gì, không phải là chỗ dựa, thay đổi xã hội.
  • Đạo Bàlamôn - Hindu bớt khắt khe, nới lỏng đồng thời kế thừa một số ưu điểm của Phật giáo nên dần thu hút dân chúng.
  • Đạo Phật được một số vua cho là quốc giáo nhưng mang tính chất áp đặt nên khi nhà vua chết, đạo Phật cũng dần mất vị trí.
  • Giáo lý ngày càng trở nên uyên thâm, khó hiểu và xa lạ đối với quần chúng, nên khi đã suy yếu thì không còn cơ hội quay trở lại đời sống tinh thần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét