Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Sự thành lập các trường đại học

- Sự phát triển kinh tế, nhất là thành thị và thương mại quốc tế dẫn tới sự gia tăng yêu cầu hiểu biêt về tri thức. Yếu tố sản xuất hàng hóa đòi hỏi biết đọc, viết, các phép tính. Tình trạng mù chữ, thất học không thể duy trì; song song các trường của giáo hội không đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Thế kỷ thứ X, xuất hiện nhiều trường thế tục của nhân dân, đầu tiến ở Ý, sau đó các thành thị khác –cơ sở ra đời các trường đạin học.

  • Sớm nhất là Bologna – Ý thế kỷ XI, trước đó là trường luật.
  • Đến thế kỷ thứ XII, XIII nhiều trường khác:

+ Sorbon Paris – 1257.

+ Toulouse n- 1229.

+ Oxford – Anh.

+ Cambrigd – Anh.

+ Napoli – Ý.

+ Palenxia – TBN.

+ Seville – TBN…

  • Lúc đầu các trường này gọi là trường phổ thông, sau gọi là đại học – Etudia generallia – Universitas = Liên hiệp, cộng đồng. Lập ra tổ chức các liên hiệp sinh viên và giáo viên, bảo vệ quyền lợi của thành viên.
  • Phương pháp: Ngôn ngữ sử dụng là Latin.

+ Lên lớp nghe giảng – giảng thuật: từ nội dung đặt ra vấn đề hay câu hỏi do sinh viên hoặc thầy đặt ra, sau đó tranh luận phân tích. Trước tốt nghiệp SV làm luận văn và bảo vệ.

+ Đặt ra các học vị cử nhân, tiến sĩ.

  • Tổ chức:

+ Rập khuôn về tổ chức, quản lý gồm:

. Viện trưởng (Recteur).

. Khoa trưởng (Doyen).

+ Cơ cấu ngành học: Bốn khoa chủ yếu:

. Nghệ thuật (văn chương và khoa học) – dự bị.

. Thần học.

. Y học.

. Luật học.

  • Thầy giáo không phải là giáo sĩ, giáo hội muồn loại trừ. Giữa thế kỷ XIII, Đại học Paris bị khống chế, nhiều giáo sư bị đuổi, dần dần môn triết học kinh viện phục vụ thần học chiếm vị trí quan trọng nhất, song song đó là môn y học và lậut học.
  • Các trường đại học ngày càng tỏ rõ là những trung tâm văn hóa, nơi tập trung tinh hoa trí tuệ của xã hội, nơi tỏa ánh sáng văn hóa đáp ứng các yêu cầu xã hội về khoa học nghệ thuật, y học, luật học là các tâm điểm tiên phong và cấp tiến của xã hội, nơi phát nguyên những tư tưởng mới, phê phán, đấu tranh chống hủ bại nhũng nhiễu của chế độ phong kiến và giáo hội.

Đồng thời góp phần quyết định vào sự ra đời phong trào văn hóa phục hưng sau đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét