Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Chương 11. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia

CHƯƠNG 11. CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

  1. Khái niệm chung
  2. Định nghĩa

    Những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý (trực tiếp) xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, chế độ XH, chế độ Nhà nước, xâm phạm đến sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân

  3. Các dấu hiệu đặc trưng chung
  4. Khách thể loại

    Các tội xâm phạm ANQG xâm phạm các quan hệ xã hội về an ninh quốc gia.

    ANQG được hiểu độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, chế độ XH, chế độ Nhà nước, xâm phạm đến sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân

  5. Biểu hiện khách quan
  6. Loại cấu thành
  • Cấu thành hình thức: chủ yếu và đa số là cắt xén
  • Cấu thành vật chất: Điều 84-85 (mô hình 1)
  1. Hành vi khách quan:
  • Hành động
  • Không hành động

    Đa số các tội xâm phạm ANQG được thể hiện bằng hành động (trừ Điều 85 - Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể thực hiện bằng không hành động).

    Các dạng cụ thể:

  • Hành vi xâm hại đến sự tồn tại của chính quyền (2 tội Điều 78 và 79)
  • Xâm hại đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân
    • Không xem xét hậu quả vì hậu quả rất kho định lượng được
  1. Biểu hiện chủ quan
  2. Lỗi: Cố ý trực tiếp.
  3. Mục đích phạm tội: Nhằm lật đổ (Điều 78 và 79) hoặc làm suy yếu (Điều 80-91) chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc đối với tất cả các tội xâm phạm ANQG.
  4. Chủ thể của các tội xâm phạm ANQG
  • Là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch
  • Độ tuổi: từ đủ 14 tuổi trở lên có NLTNHS, nhưng truy cứu từ đủ 16 tuổi trở lên mới có ý thức chính trị (Nghị quyết 04/1986)
  • Phản bội Tổ quốc chỉ áp dụng cho công dân VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét