Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Các cuộc phát kiến địa lí và sự ra đời của chủ nghĩa thực dân

CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ

SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN


 

I. Bồ Đào Nha:

. Thành lập trường hàng hải, thiên văn, địa lí 1415 (hoàng tử Henri)

. Tiến hành nhiều cuộc thám hiểm dần dần tìm ra Ghinê (tây Phi), Công Gô, Nam Phi-mũi Hảo Vọng.

Vascô đơ Gama: đỉnh cao các cuộc thám hiểm Bồ Đào Nha.

1497 xuất phát từ Lixbon bị bão thổi tới Braxin sau đó đến Hảo Vọng và ra Ấn Độ Dương tới Môzămbich.

20-năm-1498 đến bờ biển Ấn Độ, họ phải chiến đấu rất ác liệt. Sau đó quay về Bồ Đào Nha 18-9-1499 với nhiều hàng hoá gấp 60 lần chi phí cho chuyến đi. Từ đó giữ độc quyền con đường đến Ấn Độ Dương trong gần 1 thế kỉ song song với tổ chức nhiều cuộc hàng hải mới. Năm 1517 đến Trung Quốc, 1542 đến Nhật Bản.

II. Tây Ban Nha:

Mục tiêu đi về phía tây (Bồ Đào Nha đi về phía nam) vì cho rằng giả thuyết của quả đất hình cầu.

  1. Critstốp Côlômbô:

sinh giữa thế kỉ XV người Italia đến Bồ Đào Nha 1476 với tư cách là một nhà buôn. 1485 chuyển sang Tây Ban Nha vì không được quốc vương Bồ Đào Nha chấp nhận kế hoạch thám hiểm của ông. Nhà vua Tây Ban Nha đồng ý cho tổ chức cuộc thám hiểnsang phương đông, ông chịu 1/8 kinh phí và hưởng 1/10 số của cải thu được từ chuyến đi.

Ngày 3-9-1942 xuất phát từ cảng Palốtđi về phía tây, ngày 12-10 đến một hòn đảo thuộc châu Mĩ - quần đảo Bahama.

28-10-1492 đến Cuba thuộc quần đảo Bahama, đảo Haiti và tìm thấy nhiều vàng hơn các đảo khác.

bốn-1-1493 lân đường trở về đến ngày 15-3-1493 cấp cảng Palốt.

Vùng đất ông tìm ông cho là đông châu Á, chủ yếu thuộc Ấn Độ nên ông gọi thổ dân là người Ấn. Côlômbô được phong thượng tướng hải quân và tổng đốc Ấn Độ.

Tiếp sau đó là cuộc thám hiểm lần hai (1493-1496) khám phá nhiều đảo khác: Puêtôricô, Jamaica…

Lần ba (1498-1500): Triniđát và lục địa Nam Mỹ và vẫn cho là một phần của lục địa châu Á.

Lần bốn (1502-1504): Hônđurát, Nicaragoa, Côtxtarica, Panama và vịnh Đarien và phát hiện rằng không có eo biển sang Ấn Độ dương.

Ông chán nản quay về Tây Ban Nha ngày bảy/10/1504 và 20/5/1506 ông chết trong cảnh nghèo đói mà chưa ai biết hết công lao của ông.

Sau Amerigô Vexpuxi (ý) bốn lần thám hiểm châu mỹ và ông cho rằng đó là lục địa mới đến năm 1520 tất cả các bản đồ thế giới đều sử dụng địa danh America để chỉ châu Mỹ.

2. Magienlăng:

Trước Magienlăng có Banboa vào năm 1513 xuyên qua châu mỹ và xuyên qua eo Panama. Từ trên một đỉnh núi, Banboa nhìn thấy Thái Bình Dương ông gọi là Nam Hải, nhưng bị nghi ngờ là phản vua Tây Ban Nha xử tử.

Magienlăng người Bồ Đào Nha bị ảnh hưởng bởi phát hiện của Banboa và cho rằng vòng qua cực nam châu Mỹ có thể vào được Thái Bình dương. Quốc vương Bồ Đào Nha không chấp thuận đến 1517 ông sang Tây Ban Nha và gia nhập "hội đồng Ấn Độ" và viết cuốn "Đông Ấn Độ phong thổ kí" (ông đã từng đến Ấn Độ khi ở Bồ Đào Nha)

Tổng cộng: 5 thuyền và 265/239 người rời Tây Ban Nha ngày 20/9/1519 đến đảo Cana và Braxin; 11/1519 đến nam Mỹ

28/11/1520 đến được Thái Bình Dương

16/3/1521 tới quần đảo Philippin

27/bốn/1521 Magienlăng bị chết do đụng độ với thổ dân .

Encanô lên thay tiếp tục đến Malaysia và Timor, đến sáu/9/1522 chỉ còn một thuyền và 18 người về đến Tây Ban Nha.

Chứng minh một cách thuyết phục nhất quả đất hình cầu và biến những gì mà hàng trăm thế hệ trước coi như giấc mơ thành hiện thực .

3. Hậu quả kinh tế:

Không chỉ đối với người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ý mà toàn châu Au, trên nhiều lĩnh vực

+ Mở rộng phạm vi buôn bán thế giới từ đó phát triển nhanh thương nghiệp và công nghiệp, tìm nhiều đường sang phương đông vốn trước kia phải theo trung gian là người Arập. Phạm vi tăng 5 lần. Từ đó tư bản châu Au có lĩnh vực địa bàn rộng lớn.

+ Số lượng hàng hoá trao đổi buôn bán phong phú: thuốc lá, Ca cao, cà phê, chè, lá, đường cát và nhiều hàng hoá khác.

Các thành phố của Italia sa sút dần, trái lại thành thị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đặc biệt là Hà Lan trở nên phồn vinh chưa từng thấy

+ "Cách mạng giá cả":

Tây Ban Nha chiếm được nhiều vàng từ cướp bóc và chiếm đoạt ở châu Mỹ. Vàng được tung ra mua hàng hoá khiến giá tăng cao.

Anh, Pháp, Đức giá tăng 2-2,5 lần.

Tây Ban Nha tăng 4-5 lần

Từ đó có lợi cho thương nhân và nhà sản xuất song nhân dân bị bần cùng hoá nhanh chóng.

Đã kích thích quá trình tích luỹ tư bản ban đầu thúc đẩy sự phát triển sản xuất

Những phát kiến địa lí về mặt khách quan là sự cống hiến rất quan trọng cho sự phát triển của khoa học. Nó đem lại nhiều kiến thức về địa lí, thiên văn, kĩ thuật và kinh nghiệm hàng hải mở ra phạm vi rộng lớn cho sự phát triển và nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau:ngôn ngữ học, địa chất học, sinh vật học, nhân chủng học.

Từ đó hình thành chủ nghĩa thực dân: tìm đất mới ở bắc, trung mỹ, Phi, Á và toàn châu Mỹ. Khai thác bằng mọi thủ đoạn tàn bạo tài nguyên, của cải, đàn áp các dân tộc thuộc địa.

Đế quốc thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

CÁC PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO

VÀ SỰ RA ĐỜI ĐẠO TIN LÀNH

  1. Nguyên nhân:

-    Thời trung đại, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng được củng cố và phát triển với hệ thống tổ chức ngày càng chặt chẽ.

-    Giáo hội sở hữu nhiều đất đai ở các quốc gia, các nhà thờ và tu viện bóc lột nông dân như những lãnh chúa phong kiến thế tục. Tổ chức bán ảnh thánh, đặc biệt là thẻ miễn tội…,khuyến khích tín đồ hành hương để tăng thu nhập.

-    Cuộc sống giàu sang, sa hoa của các giáo sĩ, đặc biệt là giáo sĩ cấp cao, hơn thế nữa, một số họ lại không giữ đúng quy chế cấm dục của Giáo hội.

-    Sự lũng đoạn của Giáo hội đối với chính quyền thế tục và tư tưởng ở một số nước Tây Âu, ngăn cản sự phát triển của văn hóa, nhất là khoa học tự nhiên.

Trong bối cảnh đó, giai cấp tư sản mới hình thành muốn phá bỏ những cản trở trên đường phát triển, mong muốn "cái áo" tôn giáo phải được sửa sang lại cho phù hợp với mục đích và lối sống của giai cấp mình.

  1. Cải cách tôn giáo ở Đức:

Người khởi xướng cải cách tôn giáo ở Đức là Martin Luther (1483 – 1546), con một thợ mỏ nghèo, sau trở thành mục sư ở Wittenberg. Nhân việc Giáo hoàng bán thẻ miễn tội vào năm 1517, ông đã viết Luận văn 95 điều dán trước nhà thờ của Đại học Wittenberg, tố cáo việc bán thẻ miễn tội, kêu gọi nhân dân đứng lên phản kháng. Cuộc vận động trở thành một phong trào rộng lớn. Nội dung cải cách của Martin Luther:

  • Để cứu vớt linh hồn chỉ cần lòng tin vào Chúa và thành tâm sám hối, còn việc bán giấy miễn tội là lừa bịp.
  • Căn cứ của lòng tin vào Chúa là kinh Phúc âm mà không cần đến sắc lệnh của Giáo hoàng hay quyết nghị của Hội nghị tôn giáo.
  • Chủ trương thành lập Giáo hội rẻ tiền không chiếm hữu nhiều ruộng đất, hệ thống giáo phẩm đơn giản, nghi lễ đơn giản (không thờ các thánh, ảnh tượng…). Các tín đồ phải phục tùng chính quyền của giai cấp phong kiến.

    Phong trào do Luther phát động diễn ra quyết liệt giữa nông dân với phong kiến và Giáo hội, giữa tân giáo và cựu giáo và đến 1555, địa vị hợp pháp của tôn giáo Luther được công nhận. Sau đó, tôn giáo Luther được truyền bá rộng rãi ở Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Ba Lan, Hungary, Anh, Pháp, Thụy Sĩ…

  1. Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ:

Cải cách tôn giáo đầu tiên ở Thụy Sĩ do Ulrich Zwingli (1484 – 1531), một giáo sĩ ở Zurich lãnh đạo, bắt đầu từ 1518. Tư tưởng tôn giáo của Zwingli cũng tương tự như của Luther và được trình bày trong tác phẩm Quyển sách bàn về sự đúng đắn và sai lầm của tôn giáo. Năm 1531, ông tử trận trong cuộc xung đột giữa Zurich và một số châu miền núi, phong trào cải cách của ông cũng kết thúc.

Vào năm 1536, Jean Calvin (1509 – 1564), một người Pháp đến Geneve và sau 5 năm đã trở thành người đứng đầu về tôn giáo và chính trị ở đây. Ông đã khởi xướng một phong trào cải cách tôn giáo mới ở Geneve.

Quan điểm tôn giáo và xã hội của Jean Calvin được trình bày trong cuốn Lời khuyên về sự tín ngưỡng đạo Ki-tô, xuất bản 1536. Theo đó, hạt nhân trong học thuyết của Calvin là Thuyết định mệnh. Với thuyết này, ông phủ nhận vai trò của tầng lớp giáo sĩ, phủ nhận các hình thức miễn tội và các nghĩ lễ phiền toái, tốn kém của Giáo hội. Từ đó, ông thành lập giáo hội và tổ chức theo nguyên tắc dân chủ với đơn vị cơ sở là các công xã tân giáo. Trong nhà thờ, mục sư chỉ làm công việc giảng đạo, việc quản lý thuộc về các trưởng lão - những người giàu có. Ông cũng thành lập một Học viện tân giáo, đào tạo các nhà truyền đạo đi đến các nước khác để hoạt động, biến Geneve trở thành La Mã của tân giáo.

Cuộc cải cách tôn giáo của Calvin thành công và Tân giáo Calvin đã nhanh chóng lan sang các quốc gia khác ở Tây Âu như Pháp, Anh…

  1. Cải cách tôn giáo ở Anh:

-    Năm 1534, do Giáo hoàng không đồng ý việc ly hôn của mình, vua Anh là Henry VIII đã ban bố Sắc luật về quyền tối cao để được quyền ly hôn, tuyên bố cắt đứt quan hệ với tôn giáo La Mã, thành lập một giáo hội riêng do mình đứng đầu gọi là Anh giáo. Anh giáo vẫn giữ nguyên lễ nghi, phẩm hàm, nhưng các giáo phẩm do nhà vua bổ nhiệm, đồng thời tịch thu ruộng đất của giáo hội trước đó.

-    Những cải cách tôn giáo nửa vời của vua Henry VIII không làm thỏa mãn giai cấp tư sản, nên họ muốn có một tôn giáo triệt để hơn. Vì vậy, họ đã tiếp thu Tân giáo Calvin và sáng lập ra một tôn giáo mới gọi là Thanh giáo (tôn giáo trong sạch). Thanh giáo cắt đứt mọi quan hệ với Anh giáo, xóa bỏ các tàn dư của Thiên Chúa giáo, đơn giản lễ nghi và thành lập một giáo hội riêng đứng đầu là các trưởng lão do các tín đồ bâu ra.

Như vậy, trong khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, ở Tây Âu đã có nhiều giáo phái xuất hiện. Tuy ra đời ở nhiều nước khác nhau, giáo lý cụ thể khác nhau nhưng đều chủ trương: đơn giản hóa lễ nghi, không thờ ảnh tượng và đức mẹ Maria; cắt đứt quan hệ với Giáo hoàng và Tòa thánh La Mã; bỏ chế độ độc thân cho các mục sư; các tín đồ được tham gia quản lý giáo hội và đặc biệt là chỉ tin vào kinh thánh mà cơ bản là kinh Phúc âm. Chữ Phúc âm có nghĩa là Tin mừng, Tin lành và Tôn giáo Phúc âm – EVANGÉLISME - ở nước ta được gọi là đạo Tin lành.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét