Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Chương 20. Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

CHƯƠNG 20. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH


 

1. Khái niệm chung

1.1. Định nghĩa

Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và trực tiếp xâm phạm hoạt động bình thường của nhà nước và xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính.

1.2. Các đặc trưng chung:

a. Khách thể loại.

* Quan hệ xã hội bị xâm hại

- Trật tự quản lý nhà nước về hành chính: hoạt động bình thường của Nhà nước và xã hội trong quản lý hành chính.


 

* Đối tượng tác động:

  • Người thi hành công vụ: 2 nhóm, người trực tiếp được giao công vụ, công dân bình thường thực hiện vì lợi ích của cộng động
  • Bí mật Nhà nước: 3 cấp độ, mật, tối mật, tuyệt mật (tùy theo giai đoạn, loại thông tin tài liệu)
  • Con dấu (công an cấp, văn thư cơ quan giữ), giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan tổ chức;
  • Con dấu giả, giấy tờ giả;
  • Các ấn phẩm văn hóa (đồi trụy, phản động không thuộc)
  • Di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh;
  • Quốc kỳ, Quốc huy.


 

b. Biểu hiện khách quan.

* Loại cấu thành: đa số tội phạm có cấu thành hình thức, có 2 tội phạm cấu thành hỗn hộn (Điều 266, 272)

Tại sao hình thức? Khách thể là trật tự quản lý hành chính thì thiệt hịa không thể lượng hóa được.


 

* Các dấu hiệu cụ thể:

  • Hành vi khách quan;
  • Hậu quả;    
  • Mối quan hệ nhân quả;

Các loại cấu thành cụ thể:

LOẠI CẤU THÀNH

ĐIỀU LUẬT

Cấu thành hình thức mà trong mặt khách quan quy định chỉ một hành vi khách quan.

Điều 257, 258, 259, 260, 261, 262, 263, 264, 265, 267, 268, 269, 270, 271, 273, 275, 276, 274;

Hai loại cấu thành trong cùng một tội danh.

Điều 266; Điều 272

*Các dấu hiệu cụ thể:

+ Hành vi khách quan:

- Hành vi cản trở các hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lý (Điều 257, 262);

- Hành vi không thực hiện nghĩa vụ của công dân (Điều 259, 260, 269);

- Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy tắc quản lý hành chính (Điều 261) ;

- Các hành vi xâm phạm chế độ bảo mật của nhà nước (Điều 263, 264);

- Các hành vi giả mạo trong quản lý hành chính (Điều 265, 266, 267);

- Các hành vi trái pháp luật khác xâm phạm trật tự quản lý hành chính (Điều 258, 268, 270, 271, 272, 273, 274, 275, 276).

* Hậu quả:

- Thiệt hại nghiêm trọng về mặt vật chất hoặc là phi vật chất khác, không có VB hướng dẫn cụ thể. Hậu quả chỉ có ý nghĩa định tội đối với các tội quy định ở Điều 266 và Điều 272 BLHS.


 

c. Biểu hiện chủ quan

* Lỗi: đa số cố ý hoặc vô ý.

* Mục đích phạm tội: nhằm lừa dối cơ quan tổ chức hoặc cá nhân, là dấu hiệu định tội của Điều 267


 

d. Chủ thể của tội phạm

  • Đa số chủ thể thường.
  • Một số chủ thể đặc biệt

Lưu ý: trong một số tội phạm đòi hỏi chủ thể còn có thêm dấu hiệu khác về nhân thân.


 

1.3. Đường lối xử lý:

TỶ LỆ CÁC LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỔNG SỐ CÁC KHP


 

LOẠI TỘI PHẠM

ĐIỀU LUẬT

SỐ LƯỢNG

TỶ LỆ

Đặc biệt nghiêm trọng

K3Đ275

01/37khung HP

2,7%

Rất nghiêm trọng

K2Đ275

01/37

2,7%

Nghiêm trọng

K2Đ257, K2Đ258, K2Đ259, K2Đ260, K2Đ261, K2Đ262, K1Đ263, K2Đ263, K3Đ263, K2Đ264, K2Đ266, K2Đ267, K3Đ267, K2Đ268, K2Đ272, K2Đ273, K1Đ275

17/37

45,95% 

Ít nghiêm trọng

K1Đ257, K1Đ258, K1Đ259, K1Đ260, K1Đ261, K1Đ262, K1Đ264, 265, K1Đ266, K1Đ267, K1Đ268, 269, 270 271, K1Đ272, K1Đ273, 274, 276

18/37

48,65% 


 

HÌNH PHẠT CHÍNH

LOẠI HÌNH PHẠT

ĐIỀU LUẬT 

SỐ LƯỢNG

Tử hình

 

0 

Chung thân 

 

0 

Tù có thời hạn

257, 258, 259, 260, 261, 262, 263, 264, 265, 266, 267, 268, 269, 270, 271, 272, 273, 274, 275, 276

20/20 

Cải tạo KGG

257, 258, 259, 260, 261, 262, 264, 265, 266, 268, 270, 271, 272, 276

14/20 

Phạt tiền

266, 267, 268, 271, 272, 273, 274

7/20 

Cảnh cáo

258, 262, 266, 271, 272, 276

6/20 


 

HÌNH PHẠT BỔ SUNG

HÌNH PHẠT BỔ SUNG

ĐIỀU LUẬT

SỐ LƯỢNG

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

26, 263, 264, 266, 268, 271

6/20 

Phạt tiền

263, 266, 267, 268, 270, 271, 273

7/20 

Cấm cư trú

273

1/20 


 


 

2. Các tội phạm cụ thể.

2.1. Tội chống người thi hành công vụ (Điều 257)

2.1.1. Định nghĩa:

"Khoản 1 Điều 257: Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật".


 

Đối tượng tác động : người thi hành công vụ: là người được Nhà nước hoặc xã hội (tổ chức chính trị XH, xã hội nghề nghiệp....) giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhất định => Hẹp hơn Đ93 và Đ104.


 

Khách thể: xâm phạm hoạt động bình thường của Nhà nước và xã hội.


 

Loại cấu thành: hình thức, không quan tâm hậu quả.


 

Hành vi : chống người thi hành công vụ

- Cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ đựơc giao

- Cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật

Hành vi khách quan chỉ cấu thành tội phạm khi dùng các thủ đoạn sau:

  • Dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ;
  • Đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ;
  • Thủ đoạn khác;


     

Vụ án ở Nha Trang: Bà A có miếng đất, bị Thành phố Nha Trang thu hồi xây dựng công trình công cộng, các hộ khác đồng ý giá, bà A này không đồng ý. Vấn đề khiếu nại đã ra các Quyết định, cuối cùng bà A bị cưỡng chế thu hồi đất. Đoàn cưỡng chế gồm: công an, xã đội, ủy ban... Bà A cởi quần áo ôm những người cưỡng chế và la: "nó hiếp tôi." Đoàn cưỡng chế thấy vậy ra về. Bà A có tội không?

TAND TP Nha trang lúc đầu cho rằng tội bà A làm nhục người khác. => Bà A tự cho rằng mình là chống người thi hành công vụ

Đây là 1 dạng hành vi chống người thi hành công vụ, nếu nhìn vào thủ đoạn


 

Lưu ý:

Nếu hành vi chống người thi hành công vụ mà gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích cho người thi hành công vụ thì phải định tội danh theo các tội phạm tương ứng ở chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe (Điều 93, 104) và tính tiết chống người thi hành công vụ là tình tiết tăng nặng định khung.


 

c. Biểu hiện chủ quan: Lỗi cố ý


 

d. Chủ thể: chủ thể thường.


 

e. Lưu ý:

"Khoản 2 điểm d điều 257

d) Gây hậu quả nghiêm trọng: không bao gồm tính mạng, sức khỏe."


 

2.2. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (258)

- Tự do trong khuôn khổ, tự do không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân


 

Vụ án: Cộng tác viên nhà báo Hương Trà, đưa không tin không đúng về ca sĩ Phương Thanh. Ca sĩ Phương Thanh kiện việc dân sự yêu cầu Hương Trà xin lỗi. Hương Trà chấp nhận xin lỗi Phương Thanh. Sau đó Hương Trà lại viết trên blog thông tin sai lệch về một vị Thứ trưởng Bộ Công An. Cơ quan biết việc vào cuộc xử điều 258 BLHS.

2.3. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc (265)

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Chức vụ này phải trong cơ quan nhà nước, giả mạo để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Trường hợp giả mạo để lừa đảo thì xử mấy tội?

Ông A ở Cần Thơ giả danh Đại tá QK7, ông ta nói mình có khả năng chạy án, người dân tin và đưa tiền. Ông A ôm tiền chạy. Mấy tội? => Lừa đảo, còn có xử thêm giả mạo chức vụ hay không thì tùy vào việc đánh giá mức độ nguy hiểm

2.3. Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (266)

Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.


 

* Đối tượng tác động: giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức.


 

* Mặt khách quan: hành vi sau:

  • Sửa chữa, làm sai lệch nội dung của các loại giấy tờ và
  • Sử dụng giấy tờ này để làm việc trái pháp luật. Hành vi khách quan chỉ cấu thành tội phạm khi: Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt HC về hành vi này mà còn vi phạm.


     

* Biểu hiện chủ quan: Lỗi cố ý.


 

2.4. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (267)

Đối tượng tác động: Con dấu giả (ở VN là dấu tròn), giấy tờ giả. Giấy tờ giả bao gồm 3 loại:

  • Giấy tờ được làm giả hoàn toàn (con dấu, phôi bằng, chữ ký, số vào sổ...);
  • Giấy tờ được làm giả một phần (phôi đúng, chữ ký giả, dấu giả...);
  • Giấy tờ thật nhưng được cấp sai trình tự, thủ tục, đối tượng (có Giấy phép lái xe, có hồ sơ gốc nhưng không đi thi do có sự câu kết với người có thẩm quyền...).

Hành vi khách quan:

- Làm giả con dấu mà các cơ quan, tổ chức đang được phép lưu hành;

- Làm giả tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức;

- Sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu giả và con dấu giả để lừa dối cơ quan, tổ chức, công dân (đối với công dân thường gây ra thiệt hại về tài sản).

Biểu hiện chủ quan: Lỗi cố ý

Mục đích : nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân


 

Nộp bằng 1 giả để học văn bằng 2.

Thực tiễn: không mạnh tay đối với người sử dụng, vẫn có người làm giả


 

Giấy tờ giả lừa đảo: Luật sư Q (cựu SV trường luật TP), nhận bảo vệ bà A đang tranh chấp đất đai ở Bình Dương, xét xử phúc thẩm bà A thua kiện. LS hứa với bà A rằng sẽ kiếm được QĐ giám đốc thẩm do quen biết tòa tối cao. HĐ kiếm QĐ giám đốc thẩm giá là xxx. Đưa nhiều lần. LS đưa QĐ giám đốc thẩm photo cho bà A. Bà A đưa tiền nhưng lâu quá không thấy xét xử. Nghi ngờ bà A lên Tòa tối cao hỏi, biết ra là giả.

Công an kết hợp bà A bắt luật sư này, Bà dụ ông Q ra đưa nốt tiền còn lại. Ông A Bị CA phục kích bắt => Tòa án Bình Dương xử 2 tội: lừa đảo điều 139, và điều 267.

Ông Q quen luật sư nổi tiếng ở HN và nhờ ông này bào chữa, ông này lập luận: luật không có ràng buộc quy định về lời hứa của Luật sư, đó là tác nghiệp nên phản bác điều 139, không phải lừa đảo.

Tòa lập luận: do ông Q có hành vi gian dối và làm giả QĐ Tòa tối cao, còn tác nghiệp không có gian dối, tác nghiệp chỉ là hứa cố gắng làm nên giữ nguyên bản án


 

2.5. Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 274)


 

Hành vi khách quan:

  • Xuất cảnh trái phép;
  • Nhập cảnh trái phép;
  • Ở lại nước ngoài trái phép;
  • Ở lại Việt Nam trái phép

Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Mặt chủ quan: lỗi cố ý.


 

2.6. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 275)

Hành vi: tổ chức cho người khác trốn đi hoặc trốn ở lại nước ngoài trái phép. Cưỡng ép người khác trốn đi hoặc trốn ở lại nước ngoài.

Mặt chủ quan: lỗi cố ý.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét