Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Chữ tượng hình

Chữ tượng hình

Chữ tượng hìnhhệ thống chữ viết đối lập với chữ tượng thanh. Nếu trong hệ thống chữ tượng thanh mỗi một ký hiệu (chữ cái) tương ứng với một âm hay một tổ hợp âm, thì trong hệ thống chữ tượng hình mỗi một ký hiệu tương ứng với một từ hay một hình vị (đơn vị nhỏ nhất mang ý nghĩa trong ngôn ngữ tương ứng). Nếu những đại diện của chữ tượng thanh là những hệ thống chữ cái như chữ cái Latin, chữ Ả Rập, chữ Hindu, cũng như hiraganakatakana của Nhật Bản, thì đại diện của chữ tượng hình gồm có chữ tượng hình Ai Cập, chữ Hán, chữ Maya.

Những hệ thống chữ tượng hình

Chữ tượng hình là loại chữ được phát minh sớm nhất trong lịch sử loài người. Nhiều dân tộc đầu tiên của thế giới đã sử dụng những hệ thống chữ tượng hình làm hệ thống chữ viết đầu tiên cho mình. Sau đây là một vài ví dụ của các dân tộc nguyên thủy ở những vùng Trung Cận Đông, Trung Quốc và Trung Mỹ.

  • Chữ thuần tượng hình (tham khảo mục Khía cạnh ngữ âm và ngữ nghĩa về tính "thuần tượng hình")
    • Chữ Đông Ba - dân tộc Nạp Tây thuộc Trung Quốc
    • Chữ Sioux và chữ Ojibwa - các dân tộc tại Trung Mỹ
  • Chữ tượng hình dựa trên phụ âm
  • Chữ tượng hình dựa trên âm tiết

Trong đó, chữ Đông Ba là chữ thuần tượng hình duy nhất còn được dùng cho đến ngày nay, và chữ Hán là chữ tượng hình duy nhất còn được dùng phổ biến trong thời hiện đại. Trong họ chữ Hán, chữ Nhật Bản hiện nay cũng được dùng phổ biến, nhưng nó bao gồm cả chữ tượng hình (chữ Hán hay kanji) và chữ tượng thanh (hiragana, katakana) dùng trộn lẫn với nhau.

Những điều lợi và bất lợi

Những điều lợi và bất lợi liệt kê dưới đây tập trung chủ yếu vào tính "thuần tượng hình", tức khía cạnh ngữ nghĩa, chứ không phải khía cạnh ngữ âm của chữ tượng hình.

Điều lợi

Điều bất lợi

Vấn đề về thuật ngữ

Khía cạnh ngữ âm và ngữ nghĩa

Tuy "tượng hình" là nói về ý nghĩa, nhưng thực ra rất hiếm những hệ thống chữ viết là "thuần tượng hình", đa số đều chứa cả khía cạnh ngữ âm lẫn khía cạnh ngữ nghĩa trong cùng một một hệ thống chữ tượng hình.

Khía cạnh ngữ âm

Trong một hệ thống chữ tượng hình, thường có những chữ mang theo một thành phần định âm hoặc có âm được suy ra từ những chữ liên quan, và cả những chữ chỉ dành để định âm.

Khía cạnh ngữ nghĩa

Trong một hệ thống chữ tượng hình, một chữ thường được cấu tạo từ (hoặc mang theo) một vài thành phần mang ý nghĩa cơ bản, như những bộ thủ trong chữ Hán, hay những định tố trong chữ tượng hình Ai Cập.

"Tượng hình" trong chữ Hán

Trong các cách cấu tạo chữ Hán, hay còn gọi là Lục Thư, "tượng hình" còn là cách cấu tạo đơn giản nhất dùng để tạo nên các chữ Hán sơ khai nhất mang những ý nghĩa cơ bản nhất bằng cách "vẽ lại" hình dạng của những thứ thường gặp. Ví dụ: để chỉ Mặt Trăng người ta vẽ , sau thành chữ ; để chỉ dòng nước, người ta vẽ , sau thành chữ , v.v. Và hiển nhiên, những chữ tượng hình kiểu này là những chữ "thuần tượng hình".

Thuật ngữ thay thế

Vì "tượng hình" là nói về ý nghĩa (như định nghĩa trên đầu bài), nhiều người chủ trương dùng "chữ biểu ý" thay cho "chữ tượng hình", và tương tự, "chữ biểu âm" thay cho "chữ tượng thanh". Cách dùng này còn tránh được nhầm lẫn với cách thứ nhất để cấu tạo chữ Hán như đã nêu trên. Tuy nhiên, "biểu ý" vẫn có thể được hiểu là cách thứ hai để cấu tạo chữ Hán, tương đương với "chỉ sự".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét