Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Chương 14. Các tội xâm phạm sở hữu

CHƯƠNG 14. CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU

1. Khái niệm chung

1.1. Định nghĩa

Các tội xâm phạm sở hữu là các hành vi nguy hiểm cho XH, có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Tại sao? Quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội khá đặc biệt, liên quan mật thiết với các quan hệ xã hội khác, xâm hại quan hệ sở hữu sẽ cùng lúc xâm hại nhiều QHXH

1.2. Các đặc trưng chung của nhóm tội phạm

a) Khách thể loại

Quan hệ xã hội bị xâm hại: quan hệ sở hữu (không phải là quyền):

Đối tượng tác động là tài sản, phải thỏa mãn 2 đặc điểm sau:

- Là sản phẩm lao động của con người: quyền sở hữu thiết lập do lao động, không phải do tự nhiên.

- Tài sản này không có tính năng, công dụng đặc biệt > bởi vì không chỉ quan hệ sở hữu bị xâm phạm, mà còn quan hệ đặc biệt mà quan hệ đó mới phản ánh hết tính nguy hiểm xã hội.

Bao gồm :

* Vật

- Những vật sau đây không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu: tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản), vật có tính năng công dụng đặc biệt (ma túy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất nổ, chất phóng xạ), là những vật mà chủ sở hữu hủy bỏ hoặc từ chối quyền sở hữu (không phải CSH đánh rơi, hoặc bỏ quên)

* Tiền: luôn là đối tượng tác động của tội xâm phạm SH : tiền VND, ngoại tệ

* Giấy tờ trị giá được bằng tiền (giấy tờ có giá):
(giấy tờ có giá: cổ phiếu, trái phiếu, công trái, chứng chỉ quỹ,...) -> chỉ những giấy tờ vô danh mới là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.

* Các quyền tài sản:
là quyền mà chủ sở hữu được hưởng 1 tài sản trong tương lai. Chiếm đoạt vé số trúng thưởng, hoặc phiếu bốc thăm trúng thưởng -> có thể là đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu (chưa trúng là vật, trúng rồi là quyền tài sản). Thẻ xe là giấy tờ chỉ vê quyền tài sản nhưng vô danh -> quan điểm của GV -> đây là đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu.


 

Lưu ý***

- Đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu về nguyên tắc phải là tài sản hợp pháp nhưng kể cả TS bất hợp pháp cũng là đt tác động của nhóm tội phạm này.-> Bản thân luật hình sự bảo vệ các quan hệ xã hội chứ không phải là đối tượng cụ thể, cái mà nhà nước muốn bảo vệ ở đây là trật tự, ổn định của xã hội mà nhà nước mong muốn thiết lập: chủ sh có quyền chiếm hữu, sư dung, định đoạt.

- Các hành vi xâm phạm quan hệ xã hội thông thường do người không phải là chủ sở hữu thực hiện, tuy nhiên trong môt số trường hợp đặc biệt, chủ sở hữu có thể tác động đến chính tài sản của mình và qua đó gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu. A mượn xe của B, B lấy lại xe nhưng A tưởng mình làm mất xe, nên bồi thường cho B.


 

Ý nghĩa của đối tượng tác động

- 1/Tính chất của tài sản là cơ sở để phân biệt các tội xâm phạm SH với các tội phạm khác.

- 2/ Trị giá tối thiểu của tài sản là cơ sở để định tội đối với 1 số tội phạm.

- 3/ Đối tượng tác động còn có ý nghĩa định khung hình phạt.

b) Biểu hiện khách quan

Cấu thành tội phạm:

- Cấu thành tội phạm hình thức (CTTP cắt xén): 133, 134, 135, 136.

- Cấu thành tội phạm vật chất: 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145 => Hơi khó xác định mô hình 1 hay 2.

Hành vi khách quan:


 

i/. Hành vi chiếm đoạt tài sản (quan trọng)

Định nghĩa: Chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý dịch chuyển trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của người khác thành tài sản của mình.


 

Các đặc điểm của hành vi chiếm đoạt tài sản:

- Làm cho chủ tài sản mất khả năng thực tế thực hiện quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) tài sản của mình; đồng thời tạo cơ hội cho người chiếm đoạt có thể thực hiện các quyền đó; -> xác định thời điểm chiếm đoạt có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh.

- Tài sản là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt phải đang nằm trong sự quản lý, chiếm hữu của một chủ thể (ngắn gọn là tài sản có chủ, không phải vô chủ, trường hợp đánh rơi, bỏ quên không gọi là chiếm đoạt, mà gọi là chiếm giữ trái PL))

- Về mặt chủ quan, lỗi của người có hành vi chiếm đọa là lỗi cố ý trực tiếp.


 

Ý nghĩa của các đặc điểm hành vi chiếm đoạt tài sản

- Là cơ sở để phân biệt các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt với các tội phạm không có tính chất chiếm đoạt (ví dụ: chiếm giữ)

- Là cơ sở để phân biệt các tội phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt với các hành vi vi phạm pháp luật dân sự, kinh tế (không phải là tội phạm).

Trường hợp "Giao hàng không trả tiền, bán hàng xong mất, chạy" -> Có phạm tội HS không?


 

Các hình thức chiếm đoạt tài sản (tương ứng với 8 tội danh từ 133-140 BLHS, 2 tội danh cùng hình thức chiếm đoạt, 134 và 135)

- Cướp tài sản;

- Cưỡng đoạt tài sản;

- Cướp giật tài sản;

- Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

- Trộm cắp tài sản;

- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

- Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.


 

ii/. Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản

Định nghĩa: Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không giao trả tài sản do ngẫu nhiên mà chiếm hữu được. Sự ngẫu nhiên này có thể do người phạm tội được giao nhầm tài sản hoặc đã ngẫu nhiên tìm được, nhặt được tài sản (Điều 141)

Phân tích:

- Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản chưa có chủ hoặc không có chủ. Đó là những tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ tài sản hoặc tài sản chưa được phát hiện.

- Người phạm tội do ngẫu nhiên mà có được tài sản như do được giao nhầm, tìm được, bắt được…

- Người phạm tội đã có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản nói trên (cố tình không trả tài sản lại cho chủ tài sản hoặc không giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu).


 

iii/. Hành vi sử dụng trái phép tài sản

Hành vi sử dụng trái phép tài sản là hành vi khai thác lợi ích do tài sản đem lại mà không được sự đồng ý của người quản lý tài sản.

Thỏa mãn tội này còn yêu cầu các điều kiện khác

iv/. Hành vi khác

* Hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (143)

- Hành vi huỷ hoại tài sản: là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được.

- Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản: là hành vi cố ý làm giá trị sử dụng của tài sản bị mất ở mức độ còn điều kiện khôi phục lại được.


 

* Hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (144)

- Hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước: là hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, vì thiếu trách nhiệm đã gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước.

- Hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản: là hành vi vi phạm (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ) những quy tắc sinh hoạt thông thường liên quan đến việc bảo vệ tài sản dẫn đến gây thiệt hại cho tài sản. (50 triệu)

Hậu quả:

- Thiệt hại về tài sản: thường xác định giá trị quy ra tiền.

- Thiệt hại về vật chất: tính mạng: vô ý, sức khỏe (cố ý: cướp, còn lại vô ý), tác động đến tài sản thì thường tác động đến người chủ sở hữu tài sản.

- Hậu quả nghiêm trọng khác: an ninh chính trị, tài sản, tính mạng sức khỏe gián tiếp gây ra (Thông tư liên tịch 02/2001)


 

c) Biểu hiện chủ quan

* Lỗi: đa số cố ý hoặc 2 tội vô ý


 

d) Chủ thể

Chủ thể thường, trừ Điều 144.

Dấu hiệu thuộc nhân thân:

- Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm (TTLT số 02/2003/TTLT )

- Đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.


 

2. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ

2.1. Tội cướp tài sản (điều 133)

2.1.1. Định nghĩa:

Khoản 1 điều 133 quy định cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng tác động: tài sản và con người (chủ tài sản và người khác)

2.1.2 Dấu hiệu pháp lý

a. Khách thể loại:
Khách thể của tội cướp tài sản đồng thời xâm phạm hai quan hệ là quan hệ sở hữu
(rõ nét hơn) và quan hệ nhân thân.

b. Biểu hiện khách quan

+ Cấu thành tội phạm: Tội phạm có cấu thành cắt xén (không có cướp chưa đạt), lấy được tài sản hay không thì xử nhẹ hay nặng hơn.

+ Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:

i/. Dùng vũ lực: là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này. Đối tượng bị dùng vũ lực không những là người quản lý tài sản mà còn là những người tuy không quản lý tài sản nhưng người phạm tội đã dùng vũ lực đối với họ vì cho rằng người này đã hoặc có khả năng sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt.

A trộm tài sản, hàng xóm phát hiện, A gây thương tích cho người hàng xóm, để thực hiện chiếm đoạt tới cùng à cướp.

ii/. Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ doạ sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc (không đáp ứng yêu cầu thì dùng vũ lực ngay), khiến người bị hại bị tê liệt ý chí.

Ngay tức khắc: là trường hợp nguời phạm tội bằng lời nói hay cử chỉ đe dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc, tức là sự đe dọa đó phải mãnh liệt về cường độ, nhanh chóng về thời gian khiến người bị hại tê liệt ý chí, các căn cứ để đánh giá hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc.

Nội dung và hình thức của hành vi đe dọa

- Tương quan lực lượng giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa

- Hoàn cảnh không gian và thời gian khi xảy ra sự việc

- Tình hình trật tự xã hội nơi và lúc xảy ra hành vi phạm tội

iii/. Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được : là hành vi dùng mọi thủ đoạn khác nhau để đưa đến tình trạng trên như cho uống thuốc ngủ, thuốc độc…

Chuốc say để lấy tài sản? Cướp? Tranh cãi, tùy vào hành vi sau đó, trộm cắp hay.... => Bản thân người bị lấy TS tự đặt mình vào tình trạng say để thực hiện hành vi chiếm đoạt TS.

c. Biểu hiện chủ quan

+ Lỗi: cố ý trực tiếp.

+ Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản (đây là dấu hiệu định tội).

Chú ý một vài tính tiết định khung tăng nặng:

- Điểm d) khoản 1, Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác -> nghị quyết 02/2003 / P.206 -> nq16.

- Điểm đ) khoản 1, Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% -> cho phép lỗi cố ý lẫn vô ý.

- Điểm a) khoản 4, Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; -> Chỉ cho phép lỗi vô ý, nếu lỗi cố ý là xử thêm tội giết người.

Dùng mũ bảo hiểm để tấn công có phải là phương tiện nguy hiểm hay không?

A đánh B gục, nhưng sau đó nảy sinh ý định lấy tài sản, ý định chiếm đoạt là có trước hay có sau vì 2 hành vi liền nhau, thực tiễn rất khó chứng minh trước hay sau vì ý chí là ở nội tâm nên thực tiễn định tội hết.


 

d.
Chủ thể :

chủ thể thường (người phạm tội có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS).


 

2.2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (134)

2.2.1. Định nghĩa: bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản.

2.2.2. Dấu hiệu pháp lý:

a. Khách thể loại:

- Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân (xâm phạm đến quyền tự do thân thể, có hành vi bắt cóc người khác -> bắt giữ giam người trái pháp luật). Thông thường giữa con tin và chủ tài sản có mối quan hệ về tình cảm (đây là dấu hiệu chủ yếu, chứ không phải bắt buột), có một số trường hợp bắt cóc con tin là công dân, và chủ thể tài sản là nhà nước.

- Đối tượng tác động: tài sản, con người (con tin, thông thường quan hệ tình cảm với người có tài sản).

b. Biểu hiện khách quan

+ Cấu thành tội phạm: cấu thành hình thức – cắt xén (thường "nhằm"…).

+ Hành vi:

Hành vi: bao gồm các dấu hiệu sau:

- hành vi bắt cóc là hành vi bắt giữ giam người trái pháp luật, và thủ đoạn của việc bắt giữ này rất là đa dạng và không có ý nghĩa định tội.

- hành vi đe dọa chủ tài sản về việc sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con tin, bằng thủ đoạn này người phạm tội đã khống chế tinh thần của chủ tài sản buột họ phải giao tài sản.

=> nội hàm của điều 134 chỉ cho phép uy hiếp tinh thần, không được gây thiệt hại đến tính mạng sức khỏe cho con tin, nếu có sẽ xử trong trường hợp phạm nhiều tội. Việc dùng vũ lực này chỉ được đến làm cho bắt giữ con tin, không được gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe.

Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản – dấu hiệu định tội. Thủ đoạn bắt cóc rất đa dạng và không có ý nghĩa định tội.


 

2.3. Tội cưỡng đoạt tài sản (điều 135)

2.3.1. Định nghĩa: người nào đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

2.3.2. Dấu hiệu pháp lý:

a. Khách thể loại: quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân

b. Biểu hiện khách quan:

- Hành vi:

+ Đe dọa sẽ dùng vũ lực: là hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng sức khỏe nếu không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. Khác với cướp là không có ngay tức khắc, người bị đe dọa chưa bị tê liệt ý chí hoàn toàn.


 

+ Dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác: là hành vi đe dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị hại không thỏa mãn yêu cầu của người phạm tội. Ví dụ dùng bí mật đời tư để đe dọa ...

Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản -> dấu hiệu dùng để định tội.


 

2.4. Tội cướp giật tài sản (136)

2.4.1. Định nghĩa: là hành vi chiểm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng.

2.4.2. Dấu hiệu pháp lý:

a. Khách thể loại: chỉ quan hệ sở hữu

b. Biểu hiện khách quan:

Cấu thành tội phạm: cấu thành cắt xén (không có cướp giật chưa đạt).

Hành vi: chiếm giữ tài sản 1 cách công khai và nhanh chóng.

* Công khai: thể hiện ở việc người thực hiện hành vi chiếm đoạt không có ý thức che đậy hành vi của mình.

Tương quan giữa người chiếm đoạt với người bị chiếm đoạt tài sản.

* Công khai hay bí mật phải xét vào thời điểm chiếm đoạt tài sản (dấu hiệu có này ý nghĩa quan trọng đối với tội xâm phạm quan hệ sở hữu.

* Nhanh chóng, không đối đầu với chủ tài sản, lợi dụng sơ hở chủ tài sản, nhanh chóng tiếp cận tài sản, nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẫn tránh, thông thường tài sản gọn nhẹ.

Tình tiết tăng nặng: xem thêm thông tư liên tịch 01/2001 quy định rất rộng.

Trường hợp "xin đểu" là cưỡng đoạt tài sản.


 

2.5. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (137)

2.5.1. Định nghĩa: công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng chủ tài sản có điều kiện ngăn cản để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.

2.5.2. Dấu hiệu pháp lý:

Đối tượng tác động: tài sản có giá tị từ hai triệu đồng (đối với trường hợp thông thường) hoặc dưới 2 triệu đồng (đối với trường hợp luật định)


 

Biểu hiện khách quan:

- Hành vi khách quan: hành vi chiếm đoạt tài sản.

* Công khai: giống cướp giật, không che dấu.

* Xảy ra trong tình trạng do chủ tài sản trong hoàn cảnh khách quan "lợi dụng hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản hành vi chiếm đoạt".


 

Ví dụ: trường hợp hôi của, quá đông người, không có điều kiện ngăn cản.

Hoàn cảnh khách quan: chứ không phải người phạm tội làm cho người ta không ngăn cản được (hành vi này cấu thành tội cướp tài sản).


 

Trường hợp khóa trái cửa không cho người ta ra rồi lấy tài sản -> phạm tội gì?

8 tội danh, 7 hình thức, thực tế đa dạng


 

2.6. Tội trộm cắp tài sản (điều 138)

2.6.1. Định nghĩa

Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của người khác => Cấu thành vật chất mô hình 1.


 

Nghị quyết 01/2000 dùng tội trộm cắp tài sản làm ví dụ, tội này có thể truy cứu ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.

Ví dụ 1: Một người tội phạm có tính chất chuyên nghiệp đang phá khoá để trộm cắp chiếc xe máy Dream II thì bị bắt hoặc một người chưa có tiền án, tiền sự đang trộm cắp tài sản có giá trị 100 triệu đồng thì bị phát hiện. Những người này sẽ bị xét xử theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 (điểm c hoặc điểm e).


 

- Trong trường hợp một ăn trộm vào nhà, nhưng chưa kịp trộm tài sản thì bị bắt, nếu tên trộm này khai thấy gì trộm đó thì theo nguyên tắc suy đoán có lợi cho người phạm tội thì chỉ được áp dụng khoản 1 điều 138. Tuy nhiên nếu tên ăn trộm này chỉ mới bắt ghế định trèo vào nhà người khác, mà bị bắt quả tang thì không xử lý hình sự được (giai đoạn chuẩn bị phạm tội).


 

2.6.2. Dấu hiệu pháp lý

a.
Khách thể:
xâm phạm quan hệ sở hữu.


 

b. Biểu hiện khách quan

- Loại cấu thành tội phạm: Tội phạm có cấu thành vật chất.

Hành vi phạm tội: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý.

- Lén lút chiếm đoạt tài sản là việc chiếm đoạt tài sản theo ý thức chủ quan của người phạm tội là bí mật đối với chủ tài sản. Người phạm tội có ý thức che giấu hành vi phạm tội của mình.

- Tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự quản lý của người khác.

Hậu quả:

- Thiệt hại về tài sản từ 2 triệu đồng trở lên;

- Nếu tài sản bị thiệt hại dưới 2 triệu đồng, phải rơi vào một trong những trường hợp sau:

+ Gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt;

+ Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

c) Mặt chủ quan

- Lỗi cố ý trực tiếp.

- Động cơ và mục đích không có ý nghĩa trong việc định tội.


 

d) Chủ thể :
chủ thể thường (người phạm tội có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS).


 

2.7. Tội lợi dụng chiếm đoạt tài sản (139)

2.7.1. Định nghĩa: lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối.

2.7.2. Dấu hiệu pháp lý:

a. Khách thể loại:

Đối tượng tác động: tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng (đối với trường hợp thông thường).

- Dưới 2 triệu đồng (những trường hợp luật định)

b. Biểu hiện khách quan:

- Hành vi khách quan: hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối, có 2 loại hành vi sau:

+ Hành vi lừa dối: cố đưa ra thông tin không đúng sự thật, nhằm để người khác tin vào đó mà giao tài sản.

+ Hành vi chiếm đoạt được thể hiện ở hình thức nhận tài sản từ chủ tài sản (tội phạm hoàn thành) sau khi có hành vi gian dối.

* Tự nguyên trao tài sản

Đưa sổ đỏ lên ngân hàng vay, phát hiện giấy tờ giả -> tội gì? -> giả con dấu.

Chưa lừa được: hành vi chỉ mới lừa dối chưa chiếm đoạt tài sản được? Xử tội gì? Ví dụ như dọa trẻ em lấy tài sản nhưng bị phát hiện, chưa chiếm đoạt được tài sản.


 

2.8. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (140).

2.8.1. Định nghĩa: là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản đã được giao một cách ngay thẳng, hợp pháp trên cơ sở hợp đồng hợp pháp.

2.8.2. Dấu hiệu pháp lý:

a. Khách thể loại:

- Đối tượng tác động: tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên ( đối với trường hợp thông thường).

- Dưới 2 triệu đồng (trong trường hợp quy định tại khoản 1).

b. Biểu hiện khách quan:

- Hành vi khách quan: là hành vi sau

+ Nhận tài sản 1 cách ngay thẳng hợp pháp.

+ Chiếm đoạt 1 phần hoặc toàn bộ tài sản đã nhận bằng 1 trong các thủ đoạn sau: bằng cách gian dối để không trả lại tài sản (nói mất, luột xe,...) hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt (khó xác định, dễ oan sai vì đó là hành vi vi phạm hợp đồng hay ranh giới giữa vi phạm hợp đồng với tội này rất mong manh), hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại.

Trong trường hợp mở công ty vay tiền, nợ -> chủ nợ không liên lạc được, đóng cửa, không có nơi cư trú rõ ràng, không tống đạt văn bản của cơ quan điều tra được -> trường hợp này tòa án tối cao tuyên vô tội vì do người này phải bán nhà qua phường khác để kinh doanh.

Bỏ trốn là gì? Là chạy nợ để tránh sức ép, còn có ý chí chiếm đoạt hay không thì rất khó chứng minh. Dẫn đến tình trạng: thuê công an để đòi nợ, hình sự hóa vụ án dân sự, kinh tế.

Lưu ý: quan trọng

- Tình tiết hành hung để tẩu thoát, đây là tình tiết quy định tại khoản 2 điều 136, 137, 138 như sau: có 2 trường hợp như sau:

a. Dùng vũ lực để nhằm chiếm đoạt cho bằng được tài sản, lúc này hành vi này đã chuyển hóa sang tội cướp tài sản, hoặc có thể ban đầu chi cướp giật, nhưng dủng vũ lực để cướp cho bằng được thì đã chuyển hóa từ hành vi chiếm đoạt sang hành vi cướp tài sản.

b. Dùng vũ lực để tẩu thoát, áp dụng tình tiết hành hung để tẩu thoát theo thông tư 02/2001 và nghị định 02/2003. Nếu hành hung để tẩu thoát nhưng mang theo tài sản, thí dụ trộm cắp được chiếc xe máy, bị phát hiện, chống trả để tẩu thoát nhưng vẫn dùng tài sản vừa cướp được làm phương tiện tẩu thoát thì trường hợp này chưa có hướng dẫn nhưng thông thường là không tẩu thoát cùng tang vật. Còn ngược lại hành hung để tẩu thoát nhưng mang theo tài sản để tẩu thoát -> cấu thành tội cướp tài sản.


 

- Biểu hiện gian dối trong các hành vi chiếm đoát: 3 trường hợp như sau

1/ Có biểu hiện gian dối nhằm để tiếp cận tài sản, sau đó dùng các hình thức khác để chiếm đoạt thì phải định tội danh theo hình thức chiếm đoạt đó. Chẳng hạn gian dối để tiếp cận tài sản, thừa lúc chủ tài sản sơ hở thì trộm tài sản thì đây là tội trộm cắp tài sản.

2/ Người biểu hiện gian dối làm cho chủ tài sản tin và tự nguyện trao tài sản -> tội lừa đảo theo điều 139.

3/ Người đó nhận tài sản một cách ngay thẳng hợp pháp, sau đó có biểu hiện gian dối để chiếm đoạt tài sản đã nhận -> điều 140.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét