Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã (Imperium Romanum), hay còn gọi là Đế quốc Rôma, là một đế quốc rộng lớn tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN cho đến khoảng thế kỷ thứ 5 hay thế kỷ thứ 6, gồm phần đất những nước vây quanh Địa Trung Hải ngày nay. Đế quốc này trực tiếp kế thừa Đế quốc Hy Lạp do Alexandre Đại Đế gây dựng nên. Tuy mang lớp vỏ Rôma nhưng thực chất bên trong vẫn là nền Văn minh Hy Lạp.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chung của cả đế quốc là tiếng Hy Lạp phổ thông (koine). Tuy nhiên ở phía tây đế quốc (Ý, Tây Ban Nha ...) người ta vẫn nói tiếng La Tinh. Tại Palestine, tiếng Arama được dùng trong sinh hoạt hằng ngày, còn tiếng Híp-ri chỉ là cổ ngữ.

Hành chính

Chia thành nhiều tỉnh. Có tỉnh thì hoàn toàn bình định, dưới quyền viên thống đốc (proconsul), gọi là "tỉnh thuộc nghị viện". Có tỉnh chưa ổn định, dưới quyền vị khâm sai do hoàng đế bổ nhiệm, gọi là "tỉnh thuộc hoàng đế". Ngoài ra còn có các vùng ngoại lệ. Ai Cập là tư hữu của hoàng đế nên trực thuộc vị này.

Giao thông

Địa Trung Hải tấp nập thuyền
đi lại, đặc biệt trong khoảng tháng 3 đến tháng 11 là thời gian có gió thuận lợi. Ngoài ra còn có hệ thống đường xá hoàn chỉnh trong khắp đế quốc, nhờ đó việc chuyển quân và chuyển thư dễ dàng, nhanh chóng.

Luật pháp

Về pháp lý có ba hạng người:

Bộ Luật La Mã có nhiều quy định về pháp luật ảnh hưởng đến ngày nay như:

  • Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
  • Không người nào là không biết luật pháp.

Thuế khóa

Người dân trong đế quốc phải nộp thuế nhà đất, thuế lợi tức, nếu là công dân thường thì phải nộp thêm thuế thân, trừ người già và trẻ nhỏ. Ngoài ra dân thường phải nộp một số thuế gián thu khác. Riêng người Do Thái còn nộp thuế đền thờ (bằng hai ngày lương) và thuế thập phân.

Dân cư

Thời đầu Công Nguyên khoảng 50 triệu người. Quân đội ít nhưng tinh nhuệ. Có ba thành phố lớn: La Mã là trung tâm đầu não của đế quốc, dân số khoảng 1 triệu, nhiều người thuộc giới lãnh đạo. Alexandria ở Ai Cập, phía nam Địa Trung hải, là trung tâm văn hóa, có thư viện nổi tiếng thời đó, kiều dân Do Thái chiếm 1/3 số dân ở đây. Antiokhia (Antioch), từng là thủ đô xứ Syria cổ (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), nơi Kitô giáo phát triển rất sớm.

Tôn giáo

  • Trước khi có Kitô giáo thì người ta coi hoàng đế là bậc thần linh. Có những hoàng đế chỉ khuyến khích dân chúng thờ các hoàng đế đã băng hà, nhưng cũng có hoàng đế chấp nhận cho dân thờ mình. Ngoài ra, người dân còn thờ các thần linh khác. Tuy nhiên, tôn giáo chỉ giới hạn ở việc tế tự. Người ta dâng sản phẩm của đất đai hay sát tế thú vật, một phần con vật thì dâng trên bàn thờ, phần còn lại chia cho các tư tế và tín đồ đem bán ngoài chợ do đó nảy sinh ra vấn đề là có được phép mua thịt này để ăn hay không? Đời sống tôn giáo thấm nhập vào các đô thị, mỗi thành phố đều có vị thần bảo trợ (thần Athena của thành Anthena, thần Artemis của thành Ephesus...). Ngoài ra còn có các tôn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét