Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Chữ viết và văn học của Ấn Độ

1. CHỮ VIẾT CỦA ẤN ĐỘ:

Trước đây, trong một thời gian dài, người ta cho rằng Ấn Độ không có chữ viết cổ (vì không tìm thấy dấu hiểu của chữ viết). Đến năm 1921, các nhà khoa học đã phát hiện ra nền văn minh sông Ấn với việc tìm ra di chỉ khảo cổ Harppa – Mohenjo-Daro. Qua đó, người ta mới biết nền văn minh Ấn Độ đã có chữ viết từ rất sớm (khoảng cuối thiên niên kỷ III tr.CN). Chữ viêế này được gọi là chữ hình dấu (tìm thấy hơn 3000 con dấu bằng đồng, đất sét khắc chữ đồ họa). Sau khi nền văn minh sông Ấn sụp đổ, loại chữ viết này cũng biến mất và không còn ai sử dụng được nữa. Sau đó, trong suốt thiên niên kỷ II tr.CN, người ta cho rằng Ấn Độ không có chữ viết.

Chữ viết đầu tiên ở Ấn được sáng tạo từ thời văn hóa Harappa, tại các di chỉ thuộc nền văn minh lưu vực sông Ấn đã phát hiện hơn 3.000 con dấu khắc chữ đồ họa. Nên có thể khẳng định vào khoảng 3.500 năm TCN, ở nền văn minh sông Ấn đã có chữ viết riêng của mình, người ta thường gọi đó là chữ hình dấu (hình chữ nhật, vuông, tam giác, thoi). Đến nay chữ hình dấu vẫn chưa được giải mã. Mãi đến cách đây vài chục năm, một nhà khảo cổ học Ấn là tiến sỹ S.R.Rao đã khám phá được sự bí ẩn của loại chữ này. Theo ông, đây là loại chữ dùng hình vẽ để ghi âm và ghi vần, trong số 3.000 con dấu đó có 22 dấu cơ bản, chủ yếu viết từ phải sang trái.

Ở phía Bắc của nền văn minh sông Hằng, khoảng năm 500 TCN đã có chữ viết là chữ Kharôsthi và chữ Brathmi (các văn bia của Ashoka đều viết bằng loại chữ này). Cả 2 chữ đều có nguồn gốc từ chữ viết của người Lưỡng Hà cổ đại (các thương nhân của người Lưỡng Hà mang đến nơi đây những loại chữ đó và sáng tạo chữ bằng đất sét - thư viện chữ bằng đất sét). 2 chữ viết này thường được dùng trong triều đình với các bản báo cáo về thuế khoá, tình hình đất nước hoặc sự kiện trọng đại trong mỗi vương triều (tôn giáo và dân thường không sử dụng). Trên cơ sở chữ Brathmi, người Ấn lại đặt ra chữ Đêvanagari có cách viết đơn giản thuận tiện hơn - đó là thứ chữ mới để viết tiếng Xancrit. Và dân chúng đã sử dụng loại chữ Đêvanagari này, vốn không cầu kỳ, phức tạp như chữ Kharôthi và Brathmi. Về sau, chữ Kharôthi và Brathmi lần lượt cũng trở thành tử ngữ.

Khi đạo Hindu phát triển cực thịnh với thời kỳ Bàlamôn, tôn giáo này đã sáng tạo 1 thể loại chữ viết mới (chữ Sanscrit - chữ Phạn), có hệ thống ngữ pháp phức tạp thường không có quy tắc, vì vậy nó đã được cải tiến và chỉnh sửa rất nhiều lần. Chữ Phạn là chữ viết rất quan trọng của nền văn minh sông Ấn, nó lưu giữ toàn bộ các bộ kinh Vêđa, bộ luật Manu, bộ kinh Upanisad… kể cả 2 tác phẩm văn học rất nổi tiếng của Ấn, được coi là 2 viên ngọc sáng nhất của văn học phương Đông: Trường ca Ramajana (phổ biến) và Mahabrahata (không phổ biến lắm) - đến nay tất cả các bản viết của 2 trường ca đó không còn nữa, chỉ còn bằng tiếng Anh.

Đạo Phật ra đời đã sử dụng chữ Pali để ghi lại kinh kệ của nhà Phật, đến khi đạo Phật mất dần vị trí ở nhà nước Ấn Độ, nhà nước Trung Hoa đã dịch toàn bộ kinh Phật sang chữ Hán. Chữ Pali về sau cũng trở thành chữ tử ngữ, đến nay nó chủ yếu được dùng trong các nhà chùa (ở Thái Lan, Nêpan…).

Đến nay, Ấn Độ là một trong những quốc gia có hệ thống chữ viết phức tạp nhất trên thế giới (Ấn Độ có 5 chữ viết được coi là chữ quốc gia trong đó có tiếng Anh). Các nhánh được phát triển từ chữ Kharôthi, chữ Brathmi, chữ Pali, chữ Sancrit chiếm khoảng 32 loại chữ viết ở Ấn Độ. Chữ viết tương đối phổ biến đến ngày nay của Ấn là chữ Hindi.

2. VĂN HỌC:

Văn học Ấn Độ thể hiện chủ yếu tập trung trong hai lĩnh vực, đó là các bộ kinh của các tôn giáo và đặc biệt là sử thi. Nội dung thường gắn với quan điểm triết học, tôn giáo nhằm để giải thích nguồn gốc vũ trụ, con người và biểu lộ những ước vọng của con người trong cuộc sống.

2.1 Các kinh của tôn giáo: tập trung trong kinh Veda (sau thành bộ Kinh của đạo Bàlamôn), Tam tạng kinh điển (Phật giáo).

- Veda: tác phẩm văn học xưa nhất của Ấn Độ và cả loài người, xuất hiện nửa sau thiên niên kỷ II TCN (1500). Ban đầu là tác phẩm vô danh truyền miệng của cư dân Aryan, bao gồm những bài thơ ca, ca dao… được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Về sau các tăng lữ đã cải biến thành những bài thánh ca, kinh cầu nguyện, nghi lễ, ma thuật… và được ghi thành tác phẩm bằng tiếng Phạn cổ, nên gọi là Bộ kinh Veda.

Veda (Vid): có nghĩa là hiểu biết, gồm 4 tập với khoảng 10.562 câu thơ.

+ Rig Veda: gồm những bài kinh ca tụng thần thánh (trên1000 bài), phản ánh phong tục tập quán, đời sống chính trị và kinh tế - xã hội của người Aryan thời kỳ xâm nhập vào Ấn Độ. Là tác phẩm cổ nhất của Veda, cung cấp nhiều tư liệu quý về văn minh Ấn Độ thời kỳ này.

+ Sama Veda: những bài kinh ca trong khi hành lễ, là một cuốn sách xướng kinh được rút từ những đoạn trong Rig Veda.

+ Yajur Veda: những bài hát, công thức tế lễ bằng văn xuôi, dạy về cách hành lễ, cúng bái theo trật tự đẳng cấp của các thần linh, cách bày các đồ lễ, đồ thờ và cách dâng lễ…

+ Atharva Veda: những công thứ mang tính ma thuật, phù thủy hay cách đọc thần chú trong các dịp cầu nguyện (cầu tài, giải hạn…). Nội dung chủ yếu lấy từ tín ngưỡng dị đoan của dân bản địa và một số rút từ Rig Veda, dùng trong việc huyễn hoặc nhân tâm trong khi tế thần.

- Tam tạng kinh điển: 3 phần (kho tàng hết sức phong phú)

+ Kinh tạng: Ghi chép lại những lời dạy của Đức Phật sau khi Phật qua đời.

+ Luật tạng: quy định các giới luật của Phật giáo.

+ Luận tạng: Làm rõ thêm những điều chưa rõ trong Kinh và Luật. Ashoka khuyến khích các nhà sư xuôi theo sông Hằng ra vịnh Bengal đi truyền đạo đến Mianmar, Malai, Indo, Srilanka (tiểu thừa). Đại thừa vượt Tây tạng truyền sang Trung Quốc (Nam tông: nguyên thủy, Bắc tông: phát triển thêm với một số cải cách). Nội dung này sẽ được đề cập thêm trong thành tựu về tôn giáo).

2.2 Sử thi: Mahabharata và Ramayana – 2 viên ngọc quí không những của văn học Ấn Độ mà còn là của cả thế giới.

  • Mahabharata: được xem là bộ sử thi vĩ đại nhất thế giới.

    Có sau Veda, được ghi chép bằng thổ ngữ, chỉ đến đầu CN mới dịch ra tiếng Sancrit. Là bộ sử thi dài nhất thế giới với 220.000 câu thơ đơn, gấp bảy lần Iliát và Ođixê của Hy Lạp. Được xem như cuốn Đại bách khoa toàn thư về nền văn hóa truyền thống, về các truyền thuyết và các thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa; là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độ truyền thống "cái gì không thấy được ở trong Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ". Nội dung chính: đề cập đến những mâu thuẫn diễn ra giữa hai dòng họ Kaurava và Panđava - vốn là dòng dõi của vua Bharata (Mahabharata - Bharata vĩ đại) ở vùng đất phía Tây Bắc Ấn Độ về vấn đề ruộng đất. Qua tác phẩm, một chân lý dường như đã được khẳng định: chính nghĩa bao giờ cũng thắng (giảng thêm về nội dung tác phẩm).

- Ramayana: ngắn hơn Mahabharata nhưng nội dung hay hơn, súc tích hơn (những chiến công của hoàng tử Rama), bao gồm 4.800 câu đơn = 2.400 câu đôi. Đây là bộ sử thi được người Ấn Độ yêu thích nhất.

Trong sử thi Ramayana có sự xuất hiện của các con vật thiêng, như: Chim thần, rắn thần Naga, bò thần, khỉ thần Hanuman… Nội dung xoay quanh chuyện tình của hoàng tử Rama và Sita, ca ngợi sự dũng cảm, nghị lực, sức mạnh của con người trước thử thách; ca ngợi lòng chung thủy, sự hy sinh của người phụ nữ; sự nghi ngờ, ghen tuông và sự hối hận… (Giảng thêm về nội dung của hai bộ sử thi).

    Hai bộ sử thi này không chỉ là tác phẩm văn học mà còn là nguồn sử liệu để nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ cổ đại, đồng thời là kho đề tài trong sáng tác văn học, nghệ thuật Ấn Độ cổ đại.

    Mahabharata và Ramayana được phổ biến rộng ở Ấn Độ, là nguồn cảm hứng vô tận cho văn, thơ, nghệ thuật… Đa số các đề tài nghệ thuật, văn hóa Ấn Độ đều lấy từ 2 nguồn này. Là nguồn sử liệu quý báu để nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ khoảng nửa đầu thiên niên kỷ I TCN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét